ĐIỀU THIẾT YẾU NHẤT NGƯỜI PHẬT TỬ NÊN LÀM


Đức Phật dạy có bốn điều quý báu mà con người trên thế gian này luôn
mong muốn và tìm kiếm.
Đó là:
• Sức khỏe, không bệnh tật
• Hạnh tri túc, biết đủ
• Người mà ta cảm thấy gần gũi, thương yêu
• Hạnh phúc Niết Bàn.
Muốn có được bốn “lộc” hay bốn quả này trong tay, ta phải hết lòng tu
tập bằng cách bố thí, trì giới, và hành thiền. Trong bốn lộc này thì hạnh phúc
Niết Bàn là hiếm quý nhất – cao thượng nhất. Ta phải nỗ lực tu tập để thấy
Niết Bàn là có thật, để không uổng phí cả một đời người.
Đức Phật cũng dạy rằng có bốn điều không bao giờ hiện hữu trên đời
này:
• Không bao giờ có dấu chân trong hư không: con chim bay không bao
giờ để lại vết chân, bậc đã giải thoát hoàn toàn không lƣu lại dấu vết.
• Không bao giờ có bậc Sa Môn, không bao giờ có người giác ngộ, giải
thoát ngoài Giáo Pháp của Đức Phật.
• Các pháp hữu vi không bao giờ trường tồn mãi trong thế gian.
• Niết Bàn không có thay đổi và sợ hãi. Muốn thực sự nghiệm được bốn
điều này, ta lại cũng phải nỗ lực thực hành Giáo Pháp.
Đức Phật dạy nếu người Phật tử muốn tỏ lòng tôn kính Ngài thì nên cúng
dường Ngài bằng sự thực hành Giáo Pháp vì đó là món quà giá trị và cao
quý nhất.
Thật vậy, nếu ta hành đạo đạt đến giải thoát đau khổ, ta mới thực sự an
vui. Rồi đem cái an vui ấy lên dâng cúng Ngài. Lúc ấy ta mới thật là con trai,
con gái của Ngài. Con thì phải giống cha: không tham, sân, si. Như vậy, cũng
không cần phải bỏ nhà cửa, vợ con đến chùa bái lạy Ngài mới gọi là cúng
dường.
Chỉ cần thực hành để thấy cho được nhân, quả của khổ, của vui. Đó là
cách tỏ lòng tri ân Đức Bổn Sư một cách trọn vẹn và ý nghĩa nhất. Cúng
dường Phật lúc thân còn trẻ trung khỏe mạnh, tâm còn sáng suốt thì phước
nhiều hơn.
Ví như đối với bác sĩ, thân chủ còn trẻ, khỏe, dễ chữa trị hơn người già
yếu. Ta đừng đợi đến khi hết cách chữa mới đi kiếm thầy, chạy thuốc thì dù
thầy giỏi, thuốc tiên cũng không trị được bệnh. Vậy ta cũng không nên đợi
đến lúc già, bệnh mới nhớ cúng dƣờng Phật để cầu Ngài cứu độ mà phải
biết cách đoạn diệt cái khổ ngay từ bây giờ trong từng giây phút.
Loại trừ được cái chết trong từng giây phút chính là cúng dường Tam Bảo
từng giây phút.
Thiền sư Kim Triệu Khippapañño

TU CHÍNH LÀ LUÔN PHẢN TỈNH


Có lần Đức Phật nói:
“Này, La Hầu La, con nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?”
La Hầu La trả lời:
“Bạch Thế Tôn, mục đích là để phản tỉtỉ.”
Đức Phật dạy:
“Cũng vậy, này La Hầu La, sau khi phản tỉnh nhiều lần, con hãy tu hành
thân nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy tu hành khẩu nghiệp, sau khi
phản tỉnh nhiều lần, hãy tu hành ý nghiệp”.
Nếp sống đạo là nếp sống luôn luôn có phản tỉnh, không buông trôi,
không phóng túng. Cái gương mà Đức Phật nói không phải là cái gương soi
mặt, mà là cái gương tâm hồn soi chiếu lại mọi ý nghĩ, lời nói và việc làm
của mình có hợp hay không với nếp sống đạo; nếp sống Phật giáo, tức là như
lời Phật dạy La Hầu La, có hại hay không có hại đối với mình; đối với người,
có lợi hay không có lợi, đối với mình và đối với người, đem lại hạnh phúc
hay là gây ra đau khổ bất hạnh cho mình và cho người.
Vì sao Đức Phật lại khuyên chúng ta phải phản tỉnh nhiều lần? Đó là do
quá trình diễn biến của nghiệp, là giai đoạn dụng tâm, cũng gọi là tác ý.
Thông thường, chúng ta gọi là ý muốn.
Ngay trong giai đoạn ý muốn này, chúng ta cũng phải phản tỉnh, phải xét
xem muốn như vậy là đúng hay không đúng, hợp hay không hợp với nếp
sống đạo, nếp sống Phật giáo, có lợi lạc cho mình và cho người hay không,
đem lại hạnh phúc hay là gây ra đau khổ, cho mình và cho người hay là cho
cả hai.
Tiếng Lòng
Namo Buddhaya

MỌI THỨ ĐỀU CÓ HAI MẶT và Bạn Phải Nhìn Thấy Cả Hai


Giáo pháp của Đức Phật thâm sâu tinh tế. Không dễ hiểu đâu .
Nếu trí huệ chân chánh chưa phát sinh, bạn không thể nhận ra nó.
Khi bạn hạnh phúc, bạn nghĩ rằng đời chỉ có hạnh phúc mà thôi.
Khi bạn đau khổ, bạn cho rằng đời sống toàn là đau khổ.
Bạn không nhận ra rằng hễ có lớn thì có nhỏ, hễ có nhỏ thì có lớn.
Bạn không nhận ra điều này. Bạn chỉ nhìn thấy một mặt.
Mọi thứ đều có hai mặt và bạn phải nhìn thấy cả hai.
Rồi khi hạnh phúc đến, bạn không chìm đắm trong đó ; khi đau khổ phát
sinh, bạn cũng không chìm đắm. Khi hạnh phúc đến, bạn không quên sự
khổ vì bạn biết rằng chúng phụ thuộc vào nhau.
Cũng thế ấy, thức ăn có lợi cho tất cả muôn loài – để nuôi dưỡng thân thể.
Nhưng thức ăn cũng có thể có hại, chẳng hạn nó có thể gây ra nhiều chứng
đau dạ dày khác nhau.
Khi bạn nhìn thấy lợi điểm của một thứ gì, bạn phải đồng thời nhận biết
yếu điểm của nó, và ngược lại. Khi bạn cảm thấy thù hận và ganh ghét, bạn
nên thiền quán về tình thương và sự cảm thông.
Bằng cách này, bạn trở nên quân bình hơn và tâm của bạn trở nên an định
hơn.
(T.S : Ajahn Chah)

LỜI KINH TRONG LÒNG BÀN TAY


“Rồi ai cũng có những ngày, chỉ còn muốn nói những lời chân thật,
những lời nói ấm như bàn tay; không còn muốn nói những lời làm đau ai
nữa, không còn muốn xô đẩy ai nữa. Trái tim trong khoảnh khắc đấy tinh
khiết như giọt nước đầu nguồn”. (1)
Trong trái tim người đời, phần để chứa yêu thương hẹp lắm, chỉ đủ chỗ
cho một vài người thương thật thương; phần chân thành cũng ít lắm, chỉ
đem ra khỏa lấp được vài lầm lỗi của người là cạn.
Rồi bất an theo những điều chưa bao dung, nặng nề theo những thứ chưa
đủ mạnh mẽ để buông xả và lênh đênh theo những thị phi của người đời.
Nhờ sợi neo dài buông thả đến tận đáy sông hồ mà chiếc thuyền nhỏ
không còn lênh đênh.
Nhờ từ tâm đủ lớn để xuyên qua hết những lỗi lầm và chạm vào được
lòng người, tâm mới bình thản.
Một nụ cười trong veo giữa cuộc đời khói bụi này nhất định không phải
là ngây thơ mà là can đảm.
Vô Thường
Om Mani Padme Hum
P/s: Này Người! Đi đâu làm gì cũng nghĩ mình là con của Phật.


[1] Viết lại từ câu kinh Pháp Cú 408

BUÔNG XẢ NHỮNG NỖI LO ÂU


Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình
rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm
đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia. Ta tự cho mình
cái quyền để được lo lắng liên tục hết việc này đến việc khác. Đó là sự yếu
lòng, sự vướng kẹt, là thói quen chụp bắt, lo lắng, sợ hãi lâu ngày không
thoát ra được.
Con thuyền tâm ta đã khẳm quá rồi. Vậy mà ta không dám vứt xuống bớt
những dự án, kế hoạch, kể cả những quyền lợi tuy rất lớn nhưng làm cho
phẩm chất đời sống của ta đi xuống rõ rệt, làm cho con người nặng trĩu, cộc
cằn, dễ buồn, dễ giận, dễ tổn thương. Đã từng nắm giữ rất nhiều nhưng cuối
cùng có cái nào ở lại lâu bền, vĩnh viễn với ta đâu?
Có cái nào giữ nguyên một trạng thái cố định đâu?
Rồi ngày mai, đối mặt với cái chết, bước sang thế giới bên kia, ta mang
theo được gì ngoài tâm hồn?
Mà ngay khi còn sống đây, cái ta phải đối mặt thường xuyên và chịu ảnh
hưởng nhiều nhất chính là tâm. Vậy mà từ rất lâu rồi, ta lại bỏ rơi tâm để
chạy theo thành bại, cố gắng dàn xếp, kiểm soát mọi thứ theo ý mình.
Nhưng có được bao nhiêu đâu?
Cảnh là của chung, là của ít nhất một người nào đó nữa mà? Làm sao
kiểm soát hết được.
Hãy buông xả đi. Hãy để nó cứ là chính nó đi. Hãy để cho nhân quả và
duyên sinh giải quyết đi. Ta chỉ làm những gì trong khả năng của mình thôi.
Đó là giữ một tâm hồn trong trẻo, bình yên, tươi mới, dễ thương. Đây là
hành trang chúng ta có thể mang qua bao nhiêu kiếp mà không sợ hãi.
Ta chỉ sợ hãi khi tâm hồn mình đã nát nhàu, vỡ vụn, khô cứng và đầy
chất độc. Ta nguyện nuôi dưỡng tâm hồn bằng năng lượng bình an.
Trích BÌNH YÊN GIỮA BIẾN ĐỘNG