HIỂU THÊM VỀ NĂM NGHỀ TÀ MẠNG TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

“Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông
Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-Này các Tỷ-kheo.
-Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-Này các Tỷ-kheo, có năm nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên
làm. Thế nào là năm?
-Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu và
buôn bán thuốc độc.
Năm nghề buôn bán này, này các Tỷ-kheo, người cư sĩ không nên làm”.
(Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Nam Cư Sĩ, phần Người Buôn Bán)
LỜI BÀN:
Thời đại của Thế Tôn (cách nay 26 thế kỷ), Ngài đã chế định cho hàng
Phật tử có năm nghề tà mạng: “Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn
bán thịt, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc” là những nghề mưu sinh
bất chính, không nên làm. Trong xã hội hiện đại ngày nay, những lời dạy
của Đức Phật vẫn còn nguyên giá trị, lợi ích lâu dài cho những ai tin phục,
vâng làm.
Tuy nhiên, 26 thế kỷ đã trôi qua, xã hội loài người có nhiều phát triển và
tiến bộ không ngừng. Những nghề tà mạng mà Đức Phật đã quy định cần
được hiểu rộng hơn, đa dạng hơn, nhằm giúp cho người Phật tử hiểu chính
xác lời Phật dạy hơn để tránh không mưu sinh bằng nghề tà mạng.
1 – Không buôn bán đao kiếm: Đao kiếm không chỉ là cây đao và cây kiếm
mà bao gồm những khí cụ có thể làm tổn hại đến sinh mạng con người. Cụm
từ đao kiếm ngày nay tương ứng với các loại vũ khí sát thương: súng ống,
bom đạn, cung tên, giáo mác, đao kiếm v.v…
2 – Không buôn bán người: Ngày xưa, buôn bán người chỉ giới hạn trong
hai thị trường mại dâm và nô lệ. Trong xã hội hiện đại, ý nghĩa này vẫn
không thay đổi nhiều. Tuy vậy, những thị trường cung ứng lao động, cung
cấp mô người để cấy ghép vẫn có những góc khuất của hoạt động buôn
người.
3 – Không buôn bán thịt: Hiện nay, có rất nhiều Phật tử không hiểu chính
xác lời dạy này nên khi họ bán bánh mì, quán ăn, nhà hàng, bán trong siêu
thị v.v… khá hoang mang vì có liên quan đến bán thịt. Ngày xưa, người hàng
thịt (chủ sạp hàng thịt) muốn có thịt bán thì phải kiêm luôn thu gom gia súc
và giết mổ. Không hề có thịt thành phẩm để bán như chúng ta hiện nay. Cần
xác định rằng, buôn bán thịt thành phẩm vốn không phạm tội sát sinh. Do
đó, không buôn bán thịt có nghĩa sâu xa là không làm đồ tể, không được giết
mổ, lấy thịt buôn bán.
4 – Không buôn bán rượu: Ngày nay, “rượu” được hiểu là những cất gây
say-nghiện. Bao gồm: Rượu, bia, các loại thức uống có cồn, các chất ma túy,
các loại thuốc kích thích khiến mất tự chủ, gây say nghiện.
5 – Không buôn bán thuốc độc: Cụm từ này, ngày xưa là các loại độc dùng
để hạ độc con người. Ngày nay, thuốc độc còn bao gồm các hóa chất diệt côn
trùng, thuốc bảo vệ thực vật.
Người Phật tử khi chọn nghề mưu sinh cần tránh xa những nghề tà mạng
này, vì không mang đến lợi ích lâu dài.
QUẢNG TÁNH

CỨ BÌNH AN BỞI CUỘC ĐỜI LÀ THẾ!


Chẳng ai để ý những giọt nước mắt của bạn.
Chẳng ai để ý đến nỗi buồn của bạn.
Chẳng ai để ý đến nỗi đau của bạn.
Nhưng đa phần người ta rất dễ để ý đến lỗi lầm của bạn.
Đừng bao giờ cứ gặp ai cũng kể về vấn đề khó khăn của bạn, 90% trong
số họ không quan tâm. 10% còn lại thậm chí vui sướng khi nghe thấy điều
này.
Tham cầu quá mức là một cái tội.
Tin người quá vội là một cái ngu!!

  • Đi cùng ruồi thì tìm được nhà vệ sinh. Đi cùng ong thì tìm được hoa
    thơm. Đi cùng người giàu học được cách kiếm tiền. Đi cùng ăn mày thì học
    được cách xin cơm. Vậy nên bạn là ai không quan trọng, quan trọng bạn ở
    cạnh ai.
    Ngạn ngữ Pháp có câu:
    Hãy “giết chết” những người bạn muốn trả thù bằng sự thành công, và
    “chôn cất” họ bằng những nụ cười của bạn.
    Trong cuộc sống có 2 thứ đừng nên đi tìm: Công Bằng và Sự Thật. Sự thật
    thì quá tàn nhẫn còn công bằng thì.. chẳng có đâu mà tìm.
    Đừng tự ép mình trở thành một đối tượng cho người khác ngưỡng mộ.
    Đừng học đổi thay thành một con người khác vì sự nể phục của thế nhân.
    Cứ là chính mình với sự chân thành. Miệng đời lúc Thị lúc Phi, sao phải sống
    vì sự tác động hư huyễn bên ngoài?
    Thôi kệ, sầu chi chuyện được thua
    Tuồng đời thăng, giáng lúc tôi, vua..
    Ai khôn mà chẳng dăm lần dại
    Rồi cũng phù vân, ngọn gió đùa.
    NHƯ THỊ

LỜI KINH TRONG LÒNG BÀN TAY


“Như sức mạnh của bầy ngựa hoang băng qua thảo nguyên, như sự hung
bạo của biển lửa dữ tràn qua núi, không gì ngăn cản được; thời gian mang
cái chết tràn qua nhân gian này cũng vậy, không ai ngăn cản được.”
Có thể đi qua những nông sâu của cuộc sống, rồi quay nhìn lại để hiểu
lòng người.
Có thể đi qua những khó khăn, rồi quay nhìn lại để hiểu lòng mình.
Nhưng không thể đi qua cái chết, rồi quay nhìn lại để hiểu cuộc sống.
Cách duy nhất để hiểu cuộc sống là “sống”.
Thời gian đẩy mỗi người đi về phía hư vô, rồi không quên xóa hết từng
dấu chân phía sau lưng họ. Thời gian như con đường một chiều, không cho
người quay lại.
Khi càng sống trọn vẹn, tiếc nuối càng ít, nỗi lo sợ cái chết càng nhỏ.
Thời gian là con đường một chiều, không quay lại, không cho phép ai
quay lại.
Cách duy nhất để hiểu được cuộc sống là “sống”.
Mong người luôn an.
Vô Thường.
Núi. Ngày cũ.
Om Mani Padme Hum

LỜI KINH TRONG LÒNG BÀN TAY

“Một tấm da bò khô cứng không thể gấp xếp lại được, nên chưa thể dùng
làm được thứ gì; lòng người khi đã khô kiệt niềm tin cũng vậy, không thể
dùng được vào việc gì nữa.” (1)
Vết thương ngoài da có thể lành khi bôi loại thuốc mà chúng ta vẫn còn
chưa tin vào khả năng chữa lành của nó; nhưng với vết thương bên trong thì
lại khác, nhất định không thể lành khi chúng ta chưa tin vào sự chân thành
trong lời xin lỗi của người đã tạo ra vết thương.
Có nhiều thứ sẽ trở thành không thể khi trong lòng đã khô kiệt niềm tin.
Những tàn phai, đổi thay, thịnh suy đã để lại không ít vết thương trong
lòng người đời, và khi nào chưa có được niềm tin thế gian này là vô thường
thì những vết thương đó chưa thể lành lại.
Những được mất, bất trắc, khổ đau đã làm không ít người đời phải gục
xuống, và khi nào chưa có niềm tin về nguyên lí nhân quả thì chưa thể đứng
lên và sống bình thản được.
Những đổ vỡ, hợp tan đã để lại bóng tối trong mắt người đời, và khi nào
chưa nhìn thấy được cuộc đời thật ra chỉ là những câu chuyện duyên sinh
thì bóng tối trong đáy mắt vẫn chưa mất.
Khi chứng kiến những hẹp hòi của con người, không ít kẻ tỏ ra ái ngại rồi
thu mình lại, chỉ những ai tin vào điều kì diệu của tình thương mới đủ dũng
khí dốc hết lòng để thương được cuộc sống.
Có những ngày, phương tiện tốt nhất để chúng ta đi qua cuộc sống chính
là niềm tin; có nhiều khi, niềm tin thật sự là con đường để chúng ta đi qua
hết những điều tưởng chừng như không thể.
Khi tấm da bò thấm nước, không còn khô cứng, gấp xếp lại được; khi đó
có thể dùng làm đôi giày, bảo vệ đôi chân khỏi gai góc; dùng làm chiếc túi,
cất chứa những thứ quý giá mang theo bên mình; làm chiếc trống, gióng lên
tiếng trống hiệu để đoàn người không lạc nhau.
Khi trong lòng có niềm tin, con người đã có thứ bảo vệ mình khỏi những
gai góc nơi đường trần; có nơi để cất giữ những điều đáng giá trong cuộc
sống; có thứ làm tín hiệu để giữa người và người không lạc mất nhau.
Lâu lâu người lại về chùa, ngồi trước Phật, lắng lòng nghe một thời kinh,
đó là những lúc người đặt niềm tin vào Đức Phật; nhưng khi đứng lên để
quay trở lại với cuộc sống đầy khói bụi ngoài kia, mong người luôn nhớ đặt
niềm tin vào chính bản thân mình.
Mong người luôn an.
Vô Thường.
Núi.6.5.2022
Om Mani Padme Hum

ĐỜI CÒN DÀI ĐỪNG NÊN VỘI

  1. Đừng vội vênh váo tự đắc, bởi ngày mai có thể bạn sẽ là người tiếp theo
    sa cơ thất thế.
  2. Đừng vội đánh giá đức hạnh của người khác, bởi bạn đâu chắc đã cao
    hơn người ta.
  3. Đừng vội đánh giá gia đình người khác, bởi nó không có liên quan chút
    nào tới bạn.
  4. Đừng vội đánh giá học vấn người khác, bởi sự học của bạn chỉ là trên
    sách vở, còn học là việc cả đời.
  5. Đừng vội xem thường, đánh giá bất kỳ ai, vì khó khăn của họ chỉ là tạm
    thời.
  6. Đừng vội tiêu tiền tùy tiện, bởi ngày mai có thể bạn sẽ là người tiếp
    theo thất nghiệp.
  7. Đừng vội đánh giá người ta là tốt hay xấu, bởi điều đó cũng không ảnh
    hưởng tới bát cơm của bạn.
  8. Đừng vội khoa trương quá, phải hiểu là không có ai thua kém bạn cả.
    Tóm lại, làm người thì nên khiêm tốn một chút.
  9. Đừng vội dựa dẫm người khác, bởi cuộc sống ai cũng có gánh nặng, ai
    cũng muốn được sống thoải mái cả.
  10. Đừng vội làm tổn thương người khác, nhân quả sớm muộn cũng sẽ
    đến.
  11. Đừng vội tùy tiện nổi nóng, không ai nợ nần gì bạn cả. Hiện tại nhiều
    đau khổ, nhưng một thời gian sau quay đầu nhìn lại, sẽ phát hiện mọi
    chuyện đều không đáng gì. Chúng ta thường hay phàn nàn cuộc đời này bất
    công, kỳ thực không thể biết được chúng ta là ai trên cuộc đời này…
    Nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì không ai chơi, cuộc
    sống đôi khi cần vô tư một chút, rộng lượng một chút, chứ khôn khéo, chi li
    quá sống rất mệt mỏi.
    Càng thích khoe khoang tiền của thì càng áp lực khi thiếu thốn. Biết
    khiêm tốn, biết nghĩa, biết tình, biết trước, biết sau mới là điều đáng quý.
  • Sưu Tầm –

ĐI ĐÂU LOANH QUANH CHO ĐỜI MỎI MỆT

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có năm điều nguy hại này cho người sống du hành
dài, du hành không có mục đích. Thế nào là năm?

  1. Không nghe điều chưa được nghe;
  2. Không làm cho thanh tịnh điều đã được nghe;
  3. Có sợ hãi một phần điều đã được nghe;
  4. Cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng;
  5. Không có bạn bè.
    Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người sống du hành có mục
    đích. Thế nào là năm?

  1. Nghe điều chưa được nghe;
  2. Làm cho thanh tịnh điều đã được nghe;
  3. Không có sợ hãi một phần điều đã được nghe;
  4. Không cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng;
  5. Có bạn bè.
    (Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Du Hành Dài)
    LỜI BÀN:
    Du hành là không ở cố định một nơi, luôn di chuyển, gần như lang thang
    vô định cốt yếu nhằm không dính mắc vào các tiện nghi vật chất. Du hành
    là lối sống đẹp, thong dong nhẹ nhàng của các bậc xuất gia, khất sĩ. Chỉ ba y
    và bình bát, vị Tỷ kheo cứ thế bộ hành, vân du đó đây tự tại. Cơm ăn hàng
    ngày phụ thuộc vào tín thí, chỗ nghỉ là những gốc cây. Sống đơn giản tri túc
    và thiểu dục, không cần dự phòng cho tương lai; chỉ an trú vững chãi, chánh
    niệm từng phút giây trong hiện tại.
    Đặc trưng của đời sống khất sĩ là du hành, với mục đích trợ duyên cho
    giải thoát. Thay đổi môi trường sống liên tục nhằm tránh xa sự tham đắm
    và chấp thủ. Ngay cả gốc cây mà không nên ngủ quá ba đêm vì sợ khởi tâm
    ưa thích và bám víu, huống gì là tinh xá, chùa chiền và tín đồ… Mặt khác,
    du hành có mục đích là cơ hội quý giá để học hỏi, tầm cầu giáo pháp. Ra đi,
    tầm nhìn sẽ được mở mang, tri thức sẽ thêm hoàn thiện, bởi “đi một ngày
    đàng học một sàng khôn”. Đặc biệt là học hỏi những kinh nghiệm thực tập
    chuyển hoá nội tâm từ các bậc Trưởng lão, tôn túc để chuyển hoá phiền não
    tự thân.
    Được tiếp nhận và trao truyền kinh nghiệm tu tập là phúc duyên của
    hàng hậu học. Sự trải nghiệm của chư vị Trưởng lão sẽ làm giàu thêm hành
    trang giải thoát cho người thực tâm cầu học, nhất là sự thân chứng mà chư
    vị đã kinh qua như nhân quả, nghiệp báo, tội phước và các diễn biến nội tâm
    trong thiền định. Những lời giáo huấn ấy như cam lộ tưới tẩm những tâm
    hồn bất an, đặc biệt là khơi dậy niềm tịnh tín giải thoát nơi các hành giả sơ
    cơ, nội tâm chưa thực sự an lạc, vững chãi.
    Du hành còn là một phương thức vận động cơ thể, rèn luyện thể lực, thích
    ứng với nhiều môi trường sống khác nhau, tạo ra sự điều hòa và khoẻ mạnh.
    Đồng thời, đời sống du hành sẽ mở rộng các quan hệ pháp lữ, thắt chặt thêm
    tình huynh đệ ở những trụ xứ khác nhằm trợ duyên và nương tựa lẫn nhau
    hướng đến giải thoát. Đây là những lợi ích thiết thực cho những hành giả
    sống du hành có mục đích.
    Tuy nhiên, đối với những ai du hành không vì mục tiêu hướng đến giải
    thoát thì chỉ đơn thuần là du hí mà thôi. Vân du sơn thủy du lịch đó đây mà
    xa rời mục tiêu Phạm hạnh và hướng đến giải thoát thì không phải là hạnh
    du hành. Vì thế, du hành có mục đích là điều tối cần thiết cho đời sống khất
    sĩ nhằm hướng đến giải thoát, an lạc.
    QUẢNG TÁNH

LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG!

Làm cái thẻ 500 ngàn đô, Ba đưa cậu sang định cư Mỹ. Được đổi môi
trường, cậu học rất giỏi.
Ngày mà cậu chuẩn bị định hướng đại học, Cha cậu nói:
‘’Con trai, nếu con vào được ngôi trường nổi tiếng, ngày con tốt nghiệp…
ba sẽ tặng cho con một món quà giá trị.”
Cậu cười nói:
’’Ba ơi… nếu con vào được trường Đại Học Harvard ba có thể tặng cho
con một chiếc xe hơi mui trần được không ba?”
Ông ấy đồng ý với cậu.
Năm 2007, khi cậu tốt nghiệp, cậu ngồi xoay lưng như vậy nè, cứ xây lưng
lại đằng sau coi thử ba có chạy tới hay không, chờ hoài, không thấy ông chạy
tới, cho tới khi chủ lễ xướng tên cậu bước từ dưới bục lên, cậu nhìn thấy ba
chạy đằng xa tới, mà không phải là chiếc xe mui trần, mà là chiếc xe hơi cũ
kĩ của ba.
Trời ơi! cậu thất vọng vô cùng. Cậu không muốn nhìn thấy người đàn
ông ấy bước vội lên sân khấu, vậy mà chủ lễ vẫn xướng tên. Ông hớt ha hớt
hãi, trên tay cầm món quà giống như cuốn sách vậy đó, ông chạy lên sân
khấu, ông đưa cậu bằng hai tay, còn cậu, bằng một tay tức giận giật phắt
món quà, liếc qua, thấy ba ròng ròng nước mắt mà lòng cậu hả hê lắm.
Ông ấy xấu hổ trước hàng chục ngàn người, nước mắt ông cứ chảy, ông
cúi gầm xuống, bước xuống sân khấu, trở về nhà.
Còn cậu trở về nhà trong cơn giận dữ, mở cửa phòng cái rầm, vứt món
quà giữa phòng, đóng cửa phòng lại, đi sang căn phòng khác, gom đồ vô
vali, cương quyết kéo mạnh vali ra khỏi nhà.
Mẹ cậu chặn cậu ngay trước cửa:
”Con trai, con định đi đâu vậy?”
“Dạ thưa mẹ, con… con muốn tự lập đây.”
“Là sao mẹ không hiểu?”
“Mẹ ơi, con đã tốt nghiệp một trường nổi tiếng, nhất định con sẽ thành
công, con đi khỏi nhà nha mẹ.”
Bà ôm cứng cậu, cậu gỡ tay mẹ ra, bà càng ôm cứng hơn cậu xua nhẹ một
cái, bà té xuống dưới sàn. Cậu vẫn lạnh lùng bước đi.
Đúng là cậu rất thành công, từ một nhân viên, lên phó, lên trưởng phòng,
rồi lên giám đốc điều hành, tiền tài danh vọng của cậu càng ngày càng phát
triển.
Mẹ cậu nhiều lần gọi điện thoại, cậu không thèm nghe máy hoặc là trả lời
qua quýt.
Một buổi chiều tương tự như những buổi chiều thường ngày của cậu,
đang ngồi làm việc, bỗng điện thoại mẹ cậu reng lên, ban đầu cậu định
không nghe máy, nhưng dường như có linh cảm, cậu bốc máy điện thoại lên
nói ngay:
“Mẹ ơi, con bận quá, con… con tắt máy nha mẹ.”
Bà ấy nói trong nước mắt:
“Con trai, con về thăm nhà đi.”
“Con đã nói mẹ, khi nào rảnh con sẽ về. Thôi con tắt máy đây”.
Bà hét lên trong điện thoại:
“Bận mấy con cũng phải về, vì… vì ba con đã qua đời, con biết không?”
Cậu vội kêu cô thư ký vô, bàn giao công việc xong, lái xe trở về.
Trên đường lái xe trở về, ký ức về thuở nhỏ trổi dậy như một cuốn phim.
Cậu nhớ ngày còn nhỏ, mỗi buổi chiều cha đi làm về, ông ấy hay mua quà
cho cậu. Ông làm ngựa cho cậu, bò lòng vòng quanh nhà…, rồi cuối cùng,
ông bận lắm nhưng vẫn dẫn cậu đi công viên… cậu muốn gì cũng có, xin gì
cũng cho, những lần mà không được những thứ cậu muốn, cậu đập bịch
bịch vào ngực cha nghe thình thịch, ông ấy chỉ nghiêm mặt lại, không la
mắng, chờ 2-3 ngày sau ông mới mời cậu ngồi trước mặt, nhỏ nhẹ trách cái
hành động ấy của cậu…
Tự dưng, nước mắt cậu chảy xuống ướt cả cái vô lăng. Về tới nhà, cũng
là lúc đoàn người đưa linh cữu cha bắt đầu đi. Tháp tùng đoàn người đưa
cha đến nơi an nghỉ cuối cùng, âu cũng là một phận người đã từng anh và
nuôi cậu.
Từ nghĩa trang trở về, cậu chợt rùng mình nhớ cảnh mà mình giật phắt
món quà, liếc qua thấy ba khóc mà cậu hả hê. Giờ đây, cậu xấu hổ quá, tại
sao khi đó mình có hành động xấu xí quá vậy ta?
Trở về nhà, bỏ chiếc chạy vào… mở cửa phòng của cậu ra, căn phòng cậu
rất sạch, chứng tỏ mẹ cậu dọn dẹp thường xuyên, món quà năm xưa vẫn còn
nằm y nguyên ở dưới đất – nơi cậu liệng nó.
Cậu run rẩy cầm nó lên, vẫn là cuốn sách tựa của nó là:
“Dạy làm người”.
Run rẩy dở từng trang sách ra ở giữa trang sách:
“Tặng con trai, một tấm séc 200 ngàn đô…” “tương ứng với chiếc xe hơi
mui trần…” “nhưng trước khi lái chiếc xe hơi…” “con hãy đọc hết cuốn sách
này nha con.”
Bên dưới là lá thư viết nguệch ngoặc của cha:
“Con trai yêu của ba…” “hôm nay là một ngày tồi tệ của ba, vừa bước
vào cơ quan…” “có cuộc họp đột xuất mà ba không phải là người chủ trì…”
“ngồi họp đây mà lòng ba như thiêu đốt…” “ba mong cuộc họp kết thúc
ngay lập tức…” “để ba đến Chúc Mừng con…” “ba… ba yêu con nhiều
lắm!’’
Cầm cuốn sách, đi từng bước, từng bước trước bàn thờ của cha, đặt cuốn
sách lên, nói trước di ảnh cha, cậu nghẹn ngào:
“Ba, con ngàn lần xin lỗi ba…”
KIEU THAI NGUYEN