CUỘC ĐỜI, KHÔNG CÓ LẦN SAU…

Cuộc đời là hành trình một chiều, rất nhiều người bỏ lỡ rồi thì không thể
gặp lại nữa, rất nhiều chuyện bỏ lỡ rồi thì không thể quay đầu. Sức khỏe
không đợi ai, s.in.h m.ệ.n.h cũng không đợi ai, nếu một mực đợi chờ thì chỉ
còn lại toàn tiếc nuối. Bởi vì thời gian không thể đến lần nữa, cuộc đời cũng
không có lần sau.
Từng nghe qua một câu nói thế này: Đã từng luôn tưởng rằng tương lai
còn dài, tất cả mọi chuyện đều có thể đợi. Bây giờ mới phát hiện, s.i.n.h
m.ệ.n.h trước sau là một phép trừ, qua một ngày là ít đi một ngày. Có một
số người cũng là gặp một lần là ít đi một lần, không ai biết được tương lai
và chuyện bất trắc cái nào đến trước. Vì thế khi còn có thể nhất định phải
học cách trân trọng.
Cuộc đời, không có lần sau, cho dù hối hận vì ban đầu đã không làm khác
đi thì cũng không còn cơ hội để thay đổi lại nữa. Trên đời này có rất nhiều
chuyện không có cơ hội để làm sai. M.ấ.t đi bạn bè, chỉ có thể nhớ lại những
ngày tháng cùng nắm tay nhau đi. M.ấ.t đi người thân, chỉ có thể hối hận
ban đầu không ở bên cạnh.
Cuộc đời thực ra không dài như chúng ta tưởng tượng đâu, có rất nhiều
chuyện đợi mãi đợi mãi để cuối cùng mọi thứ vẫn còn đó, nhưng người đã
sớm thay đổi rồi. Vì thế đừng để phải đợi đến khi quay lưng rời đi mới hiểu
ra rằng cái gì mới là quan trọng nhất. Cuộc đời, chỉ có một cơ hội, nhất định
phải trân trọng tất cả những người đang ở bên cạnh bạn.
Cuộc đời, không có lần sau, cho dù hối hận cũng đã muộn rồi, không còn
tư cách để làm lại lần nữa. Một đời rất ngắn, thoáng cái đã đến tuổi trung
niên, sẽ càng hiểu rằng phải biết quý trọng mỗi phút giây còn lại. Khi còn
tình cảm hãy thường xuyên liên lạc, khi còn trẻ hãy cố gắng hơn nữa.
Đời này của con người chỉ ngắn ngủi có mấy chục năm, bất kể là xuất
chúng hay tầm thường, hoàn hảo hay tiếc nuối, chỉ cần không nắm chắc cơ
hội thì đều có thể bỏ lỡ. S.i.n.h m.ệ.n.h đến rồi đi, rất nhiều chuyện không
có khả năng đến lại lần nữa, vì thế nhân lúc mọi thứ vẫn còn kịp, hãy làm
những chuyện mình muốn làm, trở thành người mình muốn trở thành đi.
Hoa tàn rồi, năm sau còn có thể nở lại. Nhưng cuộc đời, không có cơ hội
nào nữa đâu. Nếu đã đến thế giới này rồi, hãy cố gắng đừng để bản thân có
bất kỳ điều gì nuối tiếc. Trong những ngày tháng còn lại của sau này, hy
vọng mỗi năm, mỗi ngày, mỗi phút trôi qua của bạn đều sẽ không phụ lòng
với khoảng thời gian đẹp đẽ này, càng không được mắc nợ phiên bản tốt
nhất của bản thân.

  • Weixin/ Tiêu Dao dịch

TU HÀNH TRONG TỪNG GIÂY PHÚT


Nếu chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc và đau khổ là những tài sản cá nhân,
thì chúng ta sẽ bị phiền phức. Và những thứ này cứ nối tiếp nhau trong một
chuỗi vô tận. Đây là những gì xảy ra trong phần lớn chúng ta.
Nhưng thời nay, các vị thầy không thường nói về tâm khi họ thuyết giảng.
Họ không nói chân lý. Nhưng con người nên lắng nghe chân lý. Một vị thầy
chân chánh không chỉ nói từ trí nhớ, mà nói chân lý. Một tu sĩ chân chánh
không nói chuyện như thế. Ông ta nói chân lý – thực chất của sự việc.
Nếu bạn hiểu Phật pháp bạn nên tu hành y theo đó. Bạn không cần trở
thành một người xuất gia, mặc dù đời sống xuất gia là một đời sống lý tưởng,
thích hợp nhất cho sự tu hành. Để thật sự tu hành, bạn cần phải buông bỏ
sự rối ren của thế gian, buông bỏ gia đình và tài sản, và đi vào rừng. Đó là
cách tốt nhất để tu hành. Nhưng nếu chúng ta đã có gia đình và trách nhiệm
chúng ta làm sao để tu hành?
Có người nói rằng người tại gia khó có thể tu hành. Nhưng bạn nghĩ xem,
nhóm người nào đông đảo hơn, tại gia hay xuất gia?
Có quá nhiều người tại gia hơn là người xuất gia. Rồi bây giờ, nếu chỉ có
người xuất gia tu hành thôi, thì sẽ có rất nhiều sự lầm lẫn hay vô minh trong
xã hội. Cho nên, xuất gia không phải là một giải pháp !
Là một tăng sĩ mà không tu hành sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Nếu bạn thật sự
hiểu biết Phật Pháp, thì bất kể bạn đang làm nghề gì hay chức vụ gì trong xã
hội, bạn vẫn có thể tu hành trong từng giây phút.
Ajahn Chah | Minh Vi chuyển ngữ

QUAN TRỌNG LÀ SỐNG CÓ PHẨM CÁCH

Thời gian qua mau như nước chảy qua cầu, sương rơi tuyết phủ, mai nở
đào khai, mưa xuân lất phất, bóng người xa xăm, thời khắc lãng mạn như
sao băng sáng rồi vụt tắt. Cảnh đẹp thế gian đều là những khoảnh khắc ngắn
ngủi phút giây. Thế nên, xưa nay phàm là hồi ức đẹp, đều sẽ khiến cho lòng
người đau đớn đôi phần.
Thời gian vui vẻ trong đời đến và đi vào những thời khắc ta không trông
đợi. Còn cảm giác bi thương lại thường xuất hiện chính vào lúc hạnh phúc
đang hưởng, tình nồng đang say.
Đời người lên xuống cũng như hoa nở hoa tàn. Đầu sóng ngọn gió, tịch
cốc thâm sâu đều là những nơi thử thách lòng người. Gió ngược buồm căng,
gian nan nghịch cảnh đó đều là thói thường của phong ba tuế nguyệt mà
thôi,
Xuân đến xuân đi cũng chỉ là sự đổi cảnh, thay thời. Núi có độ cao của
núi, nước có độ sâu của nước, gió có cái tự do của mình, mây có cái bập bềnh,
tự tại của mây.
Người ta sinh ra lại tự có ưu khuyết của riêng mình, không ai giống ai.
Đừng tự trách mình, đừng so đo với người khác, cũng đừng mô phỏng một
ai, bởi cuộc đời chỉ có một không hai.
Nếu như không thể làm Mặt Trời thì hãy làm ngôi sao nhỏ, không thành
được vĩ nhân thì làm người quân tử, không thành được minh tinh thì hãy
thành thường nhân áo vải, tuy không sang nhưng lại trong sạch muôn phần.
Trên đời này người thông minh nhất chính là người lương thiện, và người
đẹp tuyệt trần lại là người biết sống thiện lương. Vậy nên, ở trên đời tùy tâm
mà sống, tùy thiện mà làm, ắt muôn đời không phải hối tiếc.
Đời người chỉ có huy hoàng trong cố gắng, chứ chẳng có chiến thắng
trong đợi chờ. Khi vui chúng ta nghe là lời ca, nhưng khi buồn chúng ta lại
thấm nhuần câu hát. Có những sự việc không làm sẽ chẳng biết được kết
quả ra sao, chỉ có kiên trì mà thực hiện mới mong có hy vọng.
Làm người thông minh hay không có lẽ không quan trọng, không biết xã
giao thì cũng chẳng sao, quan trọng là phải sống có phẩm cách.
SƯU TẦM

MỘT TẤM LÒNG

Một người đưa thư có tuổi, gõ cửa một ngôi nhà và nói:

  • Có ai ở nhà không, ra lấy thư.
    Bên trong vang lên giọng con trẻ:
  • Cháu đến ngay đây ạ, xin vui lòng đợi chút.
    Đợi đến năm phút, cửa vẫn không mở:
  • Có ai nhận thư không, tôi còn phải đi nhiều nơi…
  • Bác ơi, nếu vội bác cứ để ở cửa cho cháu ạ.
  • Thư bảo đảm, tôi cần chữ ký.
    Lại năm phút sau nữa, cánh cửa mới được mở ra. Người đưa thư định hét
    to vào cửa nhưng bàng hoàng định thần lại. Trước mặt ông là cô bé tật
    nguyền không có chân.
    Mẹ đã mất và cha đi làm xa, ban ngày cô chỉ có một mình, chiều tối có
    một người giúp việc đến ở cùng.
    Sau vài lần đưa thư, tình cảm hai bên dần gắn bó. Người đưa thư thường
    đi chân trần, một ngày nọ trời mưa, dấu chân ông để lại nơi cửa, cô bé tật
    nguyền lấy tờ giấy in lại dấu chân đó.
    Mùa đông đến, hôm đó cô bé lại có thư, nhận thư rồi, cô bé nói với người
    đưa thư:
  • Cháu có quà cho bác ạ.
    Một chiếc hộp to và nặng.
  • Sao bác có thể nhận quà của cháu được?
  • Bác đừng từ chối mà cháu tủi thân.
    Người đưa thư cảm ơn và xoa đầu cô bé tỏ thiện ý chúc phúc cô. Về nhà
    mở quà ra, ông ngạc nhiên đó là một đôi giày đi rất vừa và ấm, mắt ông rớm
    lệ.
    Ngày hôm sau, ông đề nghị quản lý bưu điện: Có thể chuyển tôi sang địa
    bàn khác? Tôi không thể đến khu phố đó nữa, một việc nhỏ là tôi đi chân
    trần, mà cô bé đã tặng tôi đôi giày thế thì làm sao tôi có thể tặng lại cô bé ấy
    đôi chân cơ chứ.
    Nói xong ông bật khóc. Nghe văng vẳng đâu đây lời bài hát của cố nhạc
    sĩ Trịnh Công Sơn: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng ….

HÀNH THIỆN TỰ CÓ PHÚC BÁO

Con người trong Xã hội ngày nay, sống trong cuộc sống hiện thực đầy
Tham vọng vật chất, nhìn mọi thứ đều hướng đến Tiền, xem Tiền là mục
tiêu theo đuổi của cuộc đời, trở nên giàu có sau một đêm là giấc mơ lớn nhất
của nhiều Người.
Tuy nhiên họ lại không biết rằng:

  • Sinh tử hữu Mệnh, Phú quý tại Thiên…
    Trong cuộc đời của một Người, vận may về Phúc Lộc Tài Thọ đều đã
    được định sẵn từ trước. Duy chỉ có Tâm không mong cầu, xem trọng đạo
    đức và làm việc thiện thì mới có thể thay đổi được.
    Không được không mất, Vận may vốn là định sẵn từ trước rồi…
    Mạnh Tử nói:
  • Vô hằng sản giả vô hằng tâm – Người không có tài sản lâu bền thì Tâm
    không yên.
    Trong Xã hội thời xưa, Tài sản của Con người thuộc sở hữu cá nhân, cũng
    là ông Trời dựa theoNhânduyên tiền Kiếp của Con người mà sắp đặt sẵn
    cho họ.
    Vào thời nhà Tống có rất nhiều Người chôn vàng bạc châu báu ở dưới đất
    trong thành Lạc Dương. Vì vậy trong thời nhà Tống khi giao dịch mua bán
    nhà cửa, nếu như nền đất của căn nhà chưa từng bị đào bới thì người mua
    nhà phải trả thêm một khoản chi phí đào nền đất theo quy định.
    Tạ thừa tướng Trương Quán-Trương Văn Hiếu bỏ ra mấy trăm vạn để
    mua một căn nhà rộng lớntrongthành Lạc Dương, vốn dĩ đã thỏa thuận xong
    rồi, đột nhiên Chủ nhà đề xuất phải trả thêm phí đào nền đất rất cao, nhiều
    lần nâng giá, cuối cùng phí đào nền đất được nâng lên đến hơn một trăm
    vạn thì chủ nhà mới chịu.
    Trương Quán một lòng muốn mua căn nhà này nên cũng không trả giá
    mà đưa tiền luôn. Rất nhiều người cho rằng Trương Quán như vậy là bị lỗ
    nặng.
    Khi cải tạo lại ngôi nhà, Trương Quán đào ra được một cái hộp bằng đá
    ở dưới nền đất, hộp đá này không to nhưng lại vô cùng tinh xảo đẹp mắt,
    trên chiếc hộp có chạm khắc rất nhiều hình hoa và chim, nắp hộp còn có hai
    mươi mấy chữ triện, thư pháp vô cùng kỳ lạ, không ai đọc được cả. Từ văn
    tự và hình ảnh cho thấy, chắc chắn không phải là đồ cận cổ.
    Mở nắp hộp ra xem, bên trong có đến mấy trăm lượng vàng. Gia đình
    Trương Quán đem số vàng đó đi bán, số tiền bán vàng có được lại vừa đúng
    bằng với toàn bộ số tiền mua nhà, trong đó bao gồm cả chi phí đào nền đất,
    không dư không thừa.
    Không được cũng không mất !
    Xem ra vận may đã được định sẵn từ trước, tổn thất ở Nhân gian đã có
    ông Trời bù đắp.
    Tâm không mong cầu, bỏ tiền ra kéo dài tuổi Thọ
    Vào thời nhà Thanh, Huyện thừa của huyện Tuy Ninh là một người họ
    Tiền, chuyên quản lý công việc hành chính của Huyện.
    Tại đó có một thông lệ:
  • Trên đất của nhà ai, nếu như có người đi đường, người ngoài chết ở đó
    mà không phải vụ án hình sự thì người sở hữu quyền nhà đất chỉ cần bỏ ra
    tám ngàn văn tiền giao nộp cho Quan phủ là có thể kết án.
    Tại một thôn nọ có một người chết do nhảy sông tự tử, báo cáo lên Quan
    phủ, Tiền huyện thừa đi khám nghiệm tử thi thấy không có vết thương nên
    ra lệnh nhanh chóng chôn cất. Sau đó người hầu mang đến tám ngàn văn
    tiền của Chủ đất giao cho Quan huyện. Tiền huyện thừa nhận được tiền
    thông lệ, mới phát hiện tiền được xâu bằng dây đỏ, cảm thấy khó hiểu, mới
    hỏi thuộc hạ nguyên nhân vì sao.
    Thuộc hạ nói:
  • Gia đình chủ đất rất nghèo, vì để có tiền giao nộp, bất đắc dĩ phải bán
    con gái mình cho một người trong thôn làm vợ bé, giá cả là hai ngàn bốn,
    bởi vì là tiền cưới, nên dùng dây đỏ xâu lại.
    Tiền huyện thừa nghe xong, trong lòng nghĩ chủ đất phải bất đắc dĩ mới
    lấy được số tiền thông lệ này, ta không thể nhận bừa được.
    Vì vậy đã cho gọi Chủ đất đến hỏi chuyện, Chủ đất kể lại đúng sự thật.
    Tiền huyện thừa lại gọi người mua vợ trong thôn đến nha môn, dùng lý lẽ
    để thuyết phục:
  • Ta có được tiền của người khác nhưng lại ép người khác bán con gái, là
    chuyện bất nhân. Ngươi nhân lúc người ta khó khăn mà mua con gái của họ
    là việc làm bất nghĩa. Số tiền thông lệ này ta tuyệt đối không nhận, ngươi
    cũng mau chóng trả lại Con gái nhà lành cho người ta đi.
    Người mua vợ đó miễn cưỡng đồng ý. Tuy nhiên điều tra thêm thì được
    biết Chủ đất đã dùng số tiền còn lại đưa cho Quan sứ lo lót vụ án rồi, Tiền
    huyện thừa liền bảo đám thuộc hạ giao nộp, nhưng số tiền đó đã bị đám
    người kia ăn uống hết sạch rồi. Thế là Tiền huyện thừa hào phóng mở túi
    tiền ra, giúp Chủ đất trả lại tiền cho người mua vợ, còn Chủ đất thì nhận lại
    con gái của mình.
    Vụ án cũng kết thúc !
    Mấy năm sau, Tiền huyện thừa nổi một cục mụn độc ở lưng , loại mụn
    gây biến chứng, hoại tử, lúc này Ông gần như sắp chết luôn rồi, trong lúc
    hôn mê, mơ thấy có một người mặc áo màu xanh đưa Ông đến một Cung
    điện rộng lớn, có một người có dáng vẻ giống Vua đang ngồi trên Cung điện,
    nói với Ông rằng:
  • Kiếp số của Ông đã tận, cũng may từng làm một việc tốt, đủ để ông kéo
    dài tuổi thọ, Ông có biết là việc gì không?
    Tiền huyện thừa hoang mang không hiểu, Người đó lệnh Phán quan kiểm
    tra tìm chuyện Tiền huyện thừa từng bỏ tiền cứu cô gái bị bán làm vợ bé
    được ghi chép trong sổ sách.
    Phán quan bẩm báo:
  • Công đức của việc tốt này rất lớn, theo quy định nên kéo dài tuổi thọ 12
    năm, thăng quan lên ngũ phẩm. Người đó đồng ý với lời Phán quan vừa tâu.
    Sau đó ra lệnh cho người mặc áo xanh đưa Tiền huyện thừa hoàn hồn. Sau
    khi tỉnh dậy, mụn độc ở lưng của Tiền huyện thừa nhanh chóng được chữa
    lành.
    Quả nhiên sau đó Tiền huyện thừa sống Thọ thêm được 12 năm nữa, chức
    Quan của Ông cũng được thăng lên đến hàng ngũ phẩm.
    Tiền huyện thừa một lòng hành Thiện, quyên tiền làm từ thiện rất nhiều.
    Sau 12 năm, mụn độc ở lưng lại tái phát. Khi người nhà đang chuẩn bị hậu
    sự thì đột nhiên dừng lại, nói:
  • Vốn dĩ Ông làm một chuyện tốt là có thể kéo dài tuổi thọ hơn mười năm,
    những năm qua ông làm nhiều việc tốt như vậy, chẳng lẽ Diêm vương không
    kéo dài tuổi thọ cho Ông sao?
    Tiền huyện thừa nói:
  • Lúc đầu ta làm việc tốt là vì không có mong cầu mà làm, âm ti mới lấy
    đó làm cơ sở để kéo dài tuổi thọ cho ta, về sau ta làm việc tốt là cố mong cầu
    mà làm, âm phủ không xem trọng. Nhưng dù sao có ý làm việc Thiện và có
    ý làm việc Ác vẫn có sự khác biệt rất lớn . Vì vậy còn một khả năng nữa là
    Kiếp sau chắc sẽ có được Phước báo tốt.
    Vài ngày sau, Tiền huyện thừa quả nhiên qua đời.
    Châu Yến biên dịch

CHÌA KHOÁ CỦA BẠN Ở ĐÂU?

  • Một người phụ nữ thường than phiền trách móc:
    “Tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!”, cô ta đã đem chìa
    khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.
  • Một người mẹ khác thì nói:
    “Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, bà
    đã trao chìa khóa vui của mình vào tay con trai.
  • Một vị trung niên của một công ty thở dài nói:
    “Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút!”, anh ta
    lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.
  • Bà cụ kia than thở:
    “Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”
  • Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên:
    “Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét”.
    Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác
    khống chế tâm tình của mình. Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển
    và khống chế tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị
    hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách
    móc và căm giận trở thành chọn lựa duy nhất của chúng ta.
    Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền
    tải một yêu cầu là:
    “Tôi khổ như vậy là do anh/ chị/con… và anh/chị/con… phải chịu trách
    nhiệm về nổi khổ này!”
    Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người
    xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.
    Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình,
    mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như
    thế làm người khác không muốn tiếp cận, nhưng nhìn mà thấy sợ.
    Nhưng, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình thì người
    đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có
    khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định,
    biết chịu trách nhiệm về chính mình không đỗ lổi cho người khác; biết làm
    chủ cảm xúc và biết tạo cũng như giữ được niềm vui cho chính mình, như
    thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui
    vẻ không bị áp lực từ người khác.
    Chìa khóa của bạn ở đâu rồi?
    Đang nằm trong tay người khác phải không?
    Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!
    SƯU TẦM