LÒNG TỰ TÔN CỦA NGƯỜI NGHÈO

Hôm đó, một nữ sinh đến nhà, đi cùng là một người đàn ông trung niên.
Nhìn qua, tôi đoán chắc đó là bố của cô học sinh đó.
Tôi mời họ vào nhà. Hai bố con dè dặt ngồi xuống ghế. Họ đến không có
việc gì, chỉ là người bố đạp xe hơn 40km đến trường thăm cô con gái đang
học trung học phổ thông.
“Tiện ra thăm cháu nên chúng tôi ghé qua thăm thầy giáo”, ông bố nói.
“Chúng tôi ở quê không có gì, chỉ có hơn chục quả trứng gà, gà nhà mới đẻ”.
Nói đoạn, ông gỡ chiếc túi vải đang đeo trên vai xuống.
Số trứng được giữ cẩn thận trong chiếc túi đựng đầy vỏ trấu, nhìn thoáng
qua cũng biết ông đã gói, bọc rất cẩn thận vì sợ trứng bị va đập vào nhau mà
vỡ.
Trước tình huống ấy, tôi đề nghị hai bố con ở lại cùng làm bánh xèo ăn.
Không ngờ, nét mặt hai người tỏ vẻ căng thẳng, nhất mực từ chối.
Chỉ đến khi tôi mượn vai vế thầy giáo của chồng để giữ chân, họ mới chịu
ở lại. Khi cùng ăn, hai bố con tỏ ra khá rụt dè nhưng tôi cảm nhận được rằng
họ rất vui. Tiễn cô học trò và vị phụ huynh đó về, nét mặt chồng tôi như có
biểu hiện lạ lùng.
Anh lấy làm ngạc nhiên vì từ trước đến nay, tôi luôn từ chối mọi món quà
được đem đến, không hiểu vì sao lần này lại vì hơn chục quả trứng gà mà
phá vỡ quy định ngầm của mình? Thậm chí còn mời hai bố con cô học trò ở
lại ăn bánh xèo?
Nhìn ánh mắt đầy băn khoăn của chồng, tôi cười và kể lại cho anh nghe
một việc mà mình đã trải qua cách đây 20 năm. Và từ sự việc đó, tôi biết
rằng… có những thứ bị coi là cỏ rác nhưng với một ai đó, nó lại là thứ vô
cùng quý giá…

Vào một ngày hè khi tôi mới 10 tuổi, bố tôi muốn gọi một cuộc điện thoại
cho chú tôi khi đó đang ở xa. Trời tối, tôi theo sau bố, bước thấp bước cao
trong bóng đêm, vượt qua 5km để đến bưu điện của thị trấn.
Trên vai tôi khi đó đeo một cái túi vải lớn, bên trong đựng 7 củ khoai mật
vừa mới đào từ trong vườn nhà. Đó là những củ khoai mà bố tôi đã ra công
vun trồng…
Những củ khoai mật rất ngon đó , bố tôi cất công xin giống rất xa, chăm
bón kỹ lưỡng, trồng đi trồng lại nhiều lần, mới cho củ và đó là năm đầu tiên
kết quả, vỏn vẹn chỉ được 7 củ. Bố tôi ngày nào cũng chăm bón, mong cây ra
củ từng ngày. Thế nhưng tối đó, toàn bộ củ khoai thu hoạch được. Cô em tôi
buồn phát khóc, bị bố quát lớn: “Số khoai này mang đi để làm việc”.
Nhưng bưu điện đã hết giờ làm tự bao giờ. Quản lý điện thoại là một
người họ hàng xa với nhà tôi, bố bảo tôi gọi là cô.
Đến nhà cô đó, cả nhà họ đang ăn tối. Bố tôi trình bày lý do, cô chỉ “ừ”
một tiếng, chẳng có thêm động thái gì.
Tôi và bố đứng ngoài cổng đợi, cho đến khi cô ăn xong cơm, xỉa xong răng
mới ló mặt ra nói: “Đưa số điện thoại cho tôi rồi đợi ở đây. Tôi đi gọi xem có
gọi được hay không.”
Thái độ lạnh lùng của cô đó thực sự đã gây sốc tôi rất nhiều. 5 phút sau,
cô quay lại nói: “Gọi được rồi, cũng nói rõ mọi chuyện rồi, phí gọi điện thoại
là 9,5 xu.”
Bố tôi vội lục túi quần tìm tiền và giục tôi mau bỏ khoai ra. Không ngờ,
cô chỉ tay, nói: “Không, không cần! Nhà tôi thứ này không thiếu, hai người
vào chuồng lợn mà xem, lợn ăn cũng không hết!”
Trở về nhà, tôi theo sau bố, ôm túi khoai mật khóc dọc đường. Chỉ vì
chúng tôi nghèo mà tình nghĩa họ hàng cũng nhạt. Chỉ vì nghèo, chúng tôi
dường như chẳng có một chút tự tôn nào trong mắt người khác.

Trong suốt quá trình trưởng thành của tôi sau này, cái chỉ tay của bà cô
kia đã đeo bám, hằn sâu trong lòng tôi. Nó chẳng khác nào một cái roi mềm
luôn quất mạnh vào tâm hồn tôi vậy.
Tôi không bao giờ lặp lại động tác như cô họ tôi đã làm – động tác đã đổ
một lớp mực đen, hằn sâu trong ký ức của một đứa bé. Và tôi tin rằng, những
chiếc bánh xèo hôm nay sẽ lưu lại một ký ức gột không phai trong tâm trí cô
học sinh bé nhỏ.
Và tôi cũng tin, sức mạnh của trái tιм biết yêu tҺươпg luôn lớn hơn sức
mạnh của sự tổn tҺươпg gây ra cho người khác.
Người nghèo nhưng chí không ngắn, người nghèo họ cũng có lòng tự tôn
như chúng ta!
Nguồn : yêu thương

NĂNG LƯỢNG BẠN HẤP DẪN NHỮNG NGƯỜI GIỐNG BẠN

Trường Năng lượng của Con người là thứ Vô hình. Nhưng có ảnh hưởng
to lớn đến Cuộc sống của Chúng ta.
Trường Năng lượng được hình thành như thế nào?
Quan niệm, tín ngưỡng, hoàn cảnh, bạn bè, các loại dục vọng… của Bạn
đều sẽ góp phần tạo nên trường Năng lượng của Bạn.
Một Người có Tu dưỡng, có đạo đức thì trường Năng lượng của Người
này là Tốt sẽ hấp dẫn những việc tốt, hấp dẫn vận khí tốt !
Trái lại, một Người nếu như có trường năng lượng không tốt thì những
sự tình không tốt như oán hận, phẫn nộ, đố kỵ… sẽ luôn xảy đến với Người
đó, cái gì cũng đều không thuận lợi.
Bởi vì, sự phẫn nộ sẽ hấp dẫn những sự việc mà khiến Bạn càng phẫn nộ
hơn.
Đây chính là quy luật.
Vậy thì, cái gì có thể ảnh hưởng đến trường Năng lượng của Chúng ta?
Thứ nhất : Thiện niệm
Bạn nghĩ điều gì, Bạn tin tưởng vào điều gì thì Bạn sẽ có trường Năng
lượng của cái đó.
Tư tưởng của Bạn sẽ hấp dẫn những thứ mà Bạn mong muốn:

  • Tư tưởng theo hướng tích cực thì trường Năng lượng của Bạn cũng sẽ
    theo hướng tích cực. Tư tưởng là những mặt trái, tiêu cực thì trường Năng
    lượng của Bạn sẽ là mặt trái tiêu cực.
    Cho nên, muốn làm tăng thêm năng lượng thuần chính thì phải có tư
    tưởng tích cực chính diện.
    Người có ý thức kiếm tiền sẽ thường xuyên thu hút tiền bạc mà có ý nghĩ
    về nghèo khó thì sẽ đưa tới sự nghèo khó. Thông qua tư tưởng, ngôn ngữ và
  • Trong Không gian Vũ trụ có một Quy luật rất to lớn là quy luật của sự
    Tương đồng.
    Bạn muốn điều gì, tư tưởng của Bạn phát phóng ra trong Không gian Vũ
    trụ, Vũ trụ sẽ đáp ứng thứ mà Bạn mong muốn theo ý nghĩ của Bạn.
    Vũ trụ là hình tròn, Vũ trụ có luật Nhân Quả, có trả giá thì có hồi báo.
    Yêu thương Người khác, Người khác mới Yêu thương Bạn. Giúp đỡ
    Người khác, Người khác mới giúp đỡ Bạn.
    Trong cuộc sống, Bạn sẽ thấy có rất nhiều Người “Năng lượng thấp”
    thường trong Trạng thái tức giận, lo lắng, ghen ghét, oán trách…
    Ngẫu nhiên, Bạn cũng sẽ may mắn gặp được người có “Năng lượng cao”:
    tích cực, lạc quan, tỉnh táo, họ luôn có lực ảnh hưởng như vậy ! Bạn sẽ cảm
    thấy ngưỡng mộ và bị họ thu hút, đồng thời Bạn cũng muốn trở thành Người
    giống như thế !
    Luôn luôn bảo trì Thiện Tâm khoan dung độ lượng hòa hợp với Vũ trụ,
    Vũ trụ sẽ đáp lại Bạn những hồi báo tốt đẹp: vận khí tốt, người tốt, vật chất
    và hoàn cảnh tốt. Cho nên, Năng lượng của Bạn sẽ hấp dẫn những Người
    tương đồng với Bạn.
    Vậy ngay từ bây giờ, Chúng ta hãy cải biến trường Năng lượng của mình
    đi !
    Lê Duy biên dịch

QUA SÔNG

Cậu bé rất yêu Mẹ. Một hôm trời mưa gió mấy mẹ con phải băng qua một
con sông…
Người Mẹ nói với cậu bé: “Hãy nắm lấy tay Mẹ!”
Cậu bé đáp: “Không không Mẹ ơi… Mẹ hãy nắm lấy tay con!”
Người mẹ hỏi: “Có gì khác nhau sao con trai?”
Cậu bé nhìn sâu mắt Mẹ, mỉm cười và trả lời:
“Nếu con cầm lấy tay Mẹ và điều gì đó xảy ra với con… Có thể con sẽ
khiến bàn tay Mẹ tuột mất. Nhưng nếu Mẹ giữ chặt tay con. Con biết chắc
một điều… Mẹ sẽ không bao giờ để bàn tay con tuột khỏi Mẹ!”
“sự tự do đích thực không phải là làm bất cứ điều gì mình thích mà là có
đủ khả năng để từ chối những thứ không hợp với mình “
Có người hỏi tôi tự do là gì, tôi nói, đó là “rời khỏi”.
Là có thể rời khỏi bất kỳ cuộc trò chuyện nào mà bạn cảm thấy vô nghĩa,
hoặc cảm thấy mình không được tôn trọng.
Là có thể rời khỏi nơi đã làm mờ đi ánh sáng của bạn thay vì khiến bạn
tỏa sáng hơn.
Là dám rời bỏ công việc bạn không yêu thích để tìm thấy sự sáng tạo của
cuộc đời bạn ngoài kia.
Là rời khỏi những người không tôn trọng bạn, những người độc hại.
Là rời khỏi quá khứ u buồn, tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân.
Vì hai từ “rời khỏi” mang ý nghĩa “buông bỏ” nên chúng ta thường coi đó
là một điều gì đó tồi tệ, nhưng thực ra, nhiều khi “rời khỏi” là điều tốt nhất
bạn có thể làm cho chính mình.
Sưu tầm

NGƯỜI TẦM ĐẠO

Trong Trung Bộ Kinh, Đức Thế Tôn có dạy:
“Bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi,
nhưng không có thuyền để vượt qua…
Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên
chiếc bè này, tinh tấn ….
vượt qua bờ bên kia một cách an toàn.”

  • Đoạn kinh Alagaddupama Sutta.
    Người tầm đạo là một người đang tìm cầu con đường giải thoát, tìm một
    cách thoát khỏi bờ bên này sang bờ bên kia. Trước khi chúng ta tìm đường
    thoát, chúng ta phải cảm nhận ra rằng bờ bên này rất là nguy hiểm và hãi
    hùng: tham lam, sân hận, ngã mạn, si mê, sanh già bệnh chết, luân hồi sinh
    tử vô thuỷ vô chung … Nếu không nhận ra được điều này thì con đường
    tầm luân vạn kiếp luân hồi sinh tử vẫn tiếp tục.
    Một khi chúng ta nhận thức được điều này, thì chúng ta sẽ bắt đầu tìm
    thầy học đạo. Chúng ta sẽ học thầy này một phần, thầy kia một phần, thầy
    nọ một phần, như trong kinh nói rằng bắt đầu đi thâu góp cỏ, cây, nhánh lá.
    Sau đó chúng ta cột lại thành một chiếc bè, có nghĩa là chúng ta kết tập các
    tinh hoa của những bài học thành một pháp môn tu tập cho mình. Nếu
    chúng ta chưa có một pháp môn, chưa có một phương pháp tu tập thích hợp
    cho chính mình thì cũng như chúng ta chưa có chiếc bè vậy; chúng ta vẫn
    còn đang trên đường đi thu góp cây, lá, dây mà thôi. Chúng ta phải đúc kết
    lại tất cả các bài học thành một bài học tu tập cho chính bản thân mình thì
    lúc đó mới biến nó thành một chiếc bè để chở chúng ta qua bờ bên kia được.
    Khi có một chiếc bè rồi chúng ta vẫn phải tinh tấn chèo bè, tinh tấn tu tập,
    phải biết buông xả những gì không cần thiết để không làm chìm chiếc bè.
    Nếu không tinh tấn và buông xả thì chiếc bè kia vẫn không thể qua sông

được. Khi vượt qua bờ bên kia một cách an toàn rồi thì chúng ta phải biết
tiếp buông xả luôn cả chiếc bè … những gì quý giá nhất mà chúng ta đúc kết
được trong những năm tháng qua, cũng phải buông xả luôn, như trong Bát
Nhã Tâm Kinh có đoạn nói rằng: “vô khổ, tập, diệt, đạo.” Khi tới bờ bên kia
rồi, ôm Tứ Diệu Đế cũng là gánh nặng mà thôi. Chỉ có như vậy mới leo lên
bờ bên kia được.
Còn một phần quan trọng mình muốn chia sẻ nữa là về thời gian và không
gian của người tầm đạo. Nếu chúng ta đang ở bên này, đang lượm lá, lượm
dây, lượm cây, mà chúng ta nghe những pháp vi diệu của các minh sư đang
giảng cho những người đang đi trên sông hay đã vượt qua bờ bên kia rồi,
thì chúng ta sẽ không hiểu thấu trọn vẹn đâu, đôi lúc sẽ không hiểu gì.
Ngược lại, chúng ta đã trên con sông hay đã vượt qua bờ bên kia rồi, mà
nghe những pháp giảng nói cho số người ở bờ bên này thì chúng ta nên biết
rằng những bài pháp đó không hợp cho chúng ta tại đây và ngay bây giờ.
Nếu chúng ta hiểu được hai điều trên thì chúng ta đã trở thành một người
tầm đạo.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát, Ma Ha Tát.
Thiện Thành – Văn Sang