BA CÁNH CỔNG TRÍ TUỆ

Một vị vua có duy nhất một người con trai là một hoàng tử dũng cảm, tài giỏi và thông minh. Nhà vua gửi anh ta tới gặp người Thầy là một Thiền Sư để hoàng tử được mở mang nhận thức.

Xin hãy khai sáng cho con đường của con, hoàng tử van nài.

Những lời nói của ta sẽ tan biến như những bước chân trên cát, Thiền Sư đáp – tuy nhiên, ta sẽ cho con vài chỉ dẫn. Trên đường đi, con sẽ đi qua ba cánh cổng. Hãy đọc những câu viết trên đó. Con sẽ không cưỡng lại được yêu cầu phải làm theo những lời đó. Đừng tìm cách bỏ qua, con sẽ buộc phải sống nữa sống mãi trong điều đó. Ta không thể nói gì hơn. Con phải nếm trải tất cả bằng con tim và thể xác, giờ thì con đi đi. Hãy đi theo con đường ngay phía trước con.

Vị Thiền Sư biến mất.

Hoàng tử bắt đầu bước đi trên đường đời. Chẳng mấy chốc hoàng tử băng qua một cánh cổng lớn trên đó có thể đọc thấy rằng:
“THAY ĐỔI THẾ GIỚI”
“Đây chính xác là điều mình dự định làm, hoàng tử nghĩ thầm, vì có những điều thú vị và không thú vị trên thế giới này.”
Và anh ta bắt đầu cuộc đấu tranh đầu tiên. Được dẫn dắt bởi lý tưởng, nhiệt huyết, và sức mạnh thúc đẩy phải đương đầu với thế giới, anh ta chịu trách nhiệm, chinh phục, đưa ước vọng đến thực tế. Anh ta trải qua niềm vui và hứng khởi của kẻ đi chinh phục, nhưng con tim không được thanh thản. Anh ta xoay xở thay đổi một số điều nhưng những điều khác thì không thay đổi được.

Nhiều năm trôi qua. Một ngày kia, anh ta gặp lại Thiền Sư:

Con đã học được gì trên đường đời?

Con đã học cách hiểu được điều gì trong khả năng của con và điều gì ngoài khả năng, hiểu điều gì thuộc về con và điều gì thì không.

Tốt lắm, Thiền Sư nói. Hãy dùng sức mạnh của con để hành động dựa trên điều con có thể. Hãy quên những điều con không thể làm.

Và Thiền Sư biến mất.

Một lúc sau hoàng tử đi qua cánh cổng thứ hai. Hoàng tử có thể đọc thấy rằng:
“THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC”
“Đây chính xác là điều mình dự định làm, hoàng tử nghĩ thầm. Những người khác mang đến niềm vui và sự thú vị, nhưng cũng gây cho ta nỗi đau, sự cay đắng và sự thất vọng”. Và anh ta kháng cự lại tất cả những gì làm xáo trộn hay trái ý anh ta. Anh ta đấu tranh nhằm thay đổi tâm hồn họ, và sửa chữa những lỗi lầm của họ. Đây chính là cuộc chiến thứ hai của anh ta.

Nhiều năm nữa trôi qua. Một ngày nọ, khi anh ta đang trầm tư về sự vô ích khi nỗ lực thay đổi người khác, anh ta đi lướt qua Thiền Sư và được hỏi:

Con đã học được gì trên đường đời?

Con đã học rằng những người khác không phải là nguồn vui hay nỗi đau buồn, thành tựu hay thất bại của con. Họ chỉ ở đó để làm con nhận thức. Chính con tạo nên cảm xúc cho chính mình.

Con nói đúng, Thiền Sư nói. Mặc dù điều mà họ đánh thức trong con, họ đã làm con nhận thức chính con. Hãy tỏ lòng biết ơn đối với những ai làm con vui sướng và hạnh phúc. Nhưng cũng phải biết ơn những ai luôn làm con tổn thương và thất vọng, cuộc sống sẽ dạy con. Con còn phải học, và còn cả con đường dài trước mặt.

Và Thiền Sư biến mất.


Một lúc sau, hoàng tử đi qua một cánh cửa nơi có thể đọc thấy những lời rằng:
“THAY ĐỔI CHÍNH BẠN”

“Nếu chính tôi là nguyên nhân của nhiều vấn đề, đây là điều mà tôi phải giải quyết”, hoàng tử nghĩ thầm.

Và anh ta bắt đầu cuộc đấu tranh thứ ba. Anh ta cố chuyển biến tính cách của mình, tranh đấu với sự không hoàn hảo của mình, xoá bỏ khuyết điểm, và thay đổi mọi thứ không phù hợp với lý tưởng của anh ta.

Sau nhiều năm tranh đấu đôi khi thành công đôi khi thất bại, hoàng tử đã gặp lại Người Thầy là vị Thiền Sư đã cho anh những lời chỉ dạy:

Con đã học được gì trên đường đời?

Con đã học rằng một số điều có thể cải thiện được, những điều khác ngược lại và không thể thay đổi được.

Tốt lắm, Thiền Sư nói.

Vâng, hoàng tử tiếp tục, nhưng con thấy mệt mỏi khi chống lại mọi thứ và chống lại chính mình. Điều này sẽ không bao giờ kết thúc phải không?
Khi nào con sẽ được nghỉ ngơi? Con muốn ngừng đấu tranh, muốn từ bỏ,bỏ hết.

Đây dường như là bài học sắp tới của con, Thiền Sư nói. Nhưng trước khi tiến xa hơn nữa, hãy đi vòng quanh cánh cửa và nhìn lại con đường mà con đã bước qua.


Và Thiền Sư lại biến mất.


Khi hoàng tử nhìn lại phía sau, anh ta thấy cánh cửa thứ ba và nhận ra rằng có thể đọc một lời chỉ dạy khác ở phía sau:
“CHẤP NHẬN CHÍNH BẠN”
Hoàng tử tự hỏi tại sao anh ta không nhận ra lời chỉ dẫn này khi băng qua cánh cửa đầu tiên, ở phía đối diện.
“Khi ta mải tranh đấu, ta trở nên mù”, anh ta tự nhủ. Hoàng tử cũng nhìn thấy, trải dài suốt mặt đất chung quanh anh ta, mọi thứ mà anh ta loại bỏ và đấu tranh bên trong mình: những sai lầm, những mặt xấu, những giới hạn, và tất cả tính ác. Và rồi anh ta học được làm thế nào để tổ chức chúng, chấp nhận chúng và yêu quý chúng. Anh ta đã học cách yêu chính mình mà không so sánh, phán xét, trách móc.

Hoàng tử lại gặp Thiền Sư và được hỏi:

Con đã học được gì trên đường đời?

Con đã học rằng ghét bỏ hay chối bỏ chính mình để mà kết án chính mình sẽ không bao giờ có được sự yên bình cho chính mình. Con đã học cách chấp nhận chính mình, một cách hoàn toàn, một cách vô điều kiện.

Tốt lắm, Thiền Sư nói, đây chính là chặng đường đầu tiên để có trí tuệ.


Giờ thì con hãy đi qua cánh cửa thứ hai một lần nữa.


Ngay khi hoàng tử đến phía bên kia của cánh cửa, anh ta nhìn thấy mặt sau của cánh cửa thứ hai và nó được ghi rằng:
“CHẤP NHẬN NHỮNG NGƯỜI KHÁC”
Xung quanh mình hoàng tử nhận thấy những người mà anh ta đã gặp trong cuộc đời; những người mà anh ta đã yêu, những người anh ta ghét. Những ai mà anh ta đã giúp đỡ, những người mà anh ta tranh đấu. Nhưng thật bất ngờ, anh ta không thể nhìn thấy những sai lầm của người khác, những sai lầm đã làm anh ta phiền lòng và khiến anh ta phải tranh đấu.


Hoàng tử đến gặp Thiền Sư một lần nữa.

Con đã học được gì trên đường đời? Sau cùng, vị Thiền Sư hỏi.

Con đã học rằng nếu con hoà thuận với bản thân, con sẽ không trách móc những người khác, không sợ hãi họ. Con phải học cách chấp nhận những người khác hoàn toàn và không điều kiện.

Tốt lắm, Thiền Sư nói. Đây là chặng đường thứ hai của trí tuệ. Con có thể đi qua cánh cửa đầu tiên.


Khi hoàng tử đến phía bên kia, anh ta nhìn thấy phía sau cánh cửa đầu tiên và đọc thấy: “CHẤP NHẬN THẾ GIỚI”
“Thật kì lạ”, hoàng tử nghĩ thầm, “Tại sao mình không nhìn thấy lời chỉ dẫn này lần đầu?”

Hoàng tử nhìn quanh mình và nhận thấy thế giới mà anh ta cố chinh phục, biến chuyển, và thay đổi. Anh ta bị choáng ngợp bởi sự tươi sáng và vẻ đẹp của mọi vật. Bởi sự tuyệt mỹ. Và vì nó chính là cùng một thế giới như trước đây. Có phải thế giới đã thay đổi, hay nhận thức đã thay đổi?

Hoàng tử lại đến gặp Thiền Sư, và vẫn câu hỏi quen thuộc:

Con đã học được gì trên đường đời?

Con đã học rằng thế giới là chiếc gương của tâm hồn. Tâm hồn của con, trái tim của con không nhìn thấy thế giới, mà nhìn thấy chính nó trong thế giới. Khi tâm hồn và trái tim con reo vui, thế giới dường như cũng vui. Khi chúng buồn rầu, thế giới dường như cũng buồn. Thế giới không buồn cũng không vui. Nó chỉ đang là, là tất cả. Không phải là thế giới gây phiền toái cho con, mà là ý tưởng con có về nó. Con chấp nhận nó mà không phán xét, hoàn toàn, một cách không điều kiện.

Đây là điều trí tuệ thứ ba, Thiền Sư nói. Hiện giờ con hoà thuận với chính con và với những người khác trên thế giới.

Một cảm giác sâu sắc của sự yên bình, tĩnh lặng và chế ngự hoàn toàn hoàng tử. Sự im lặng bên trong anh ta.

Con đã sẵn sàng, giờ thì, hãy vượt qua ngưỡng cửa cuối cùng, Thiền Sư nói, từ sự im lặng của hoàn toàn.


Và vị Thiền Sư biến mất.


SƯU TẦM

BẤT KỂ LÀ CHUYỆN GÌ

Trong thiền ngữ Ấn Độ có bốn câu thế này:

  1. Bất kể bạn gặp ai, đó đều là người bạn cần gặp.
  2. Bất kể xảy ra chuyện gì, đó đều là chuyện nhất định phải xảy ra.
  3. Bất kể chuyện bắt đầu từ đâu, đó đều là thời điểm thích hợp.
  4. Bất kể là chuyện gì, đã qua chính là đã qua.
    Vậy nên, đừng mãi sống trong quá khứ viễn vông, đừng vì những điều
    đã từng làm mà đưa ra quá nhiều giả thiết, chuyện đã xảy ra thì đó chính là
    điều duy nhất có thể xảy ra, không cách nào quay đầu được, cứ nhìn lại, nghĩ
    lại sẽ chỉ là vô ích mà thôi.
    Cho dù đôi lúc hiện thực thật tàn nhẫn, nhưng chúng ta sau cùng đều
    phải học cách sống một cách thâm tình trong thế giới bạc tình này.
    Phải biết, bạn đối với cuộc sống thế nào, cuộc sống sẽ đối với bạn thế ấy,
    tâm thái của bạn, đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.
    Cho dù bạn từng gặp phải chuyện gì, là vui hay là buồn, là ở dưới tận
    cùng hay đỉnh cao xã hội, thì cũng xin nhớ tới câu này:
    “Nếu như mọi thứ đi ngược lại với mong đợi của bạn, thì nhất định có sự
    an bài khác.”
    Quá khứ không bao giờ trở lại, phần đời còn lại cũng không thể nào thấy
    lại, vậy nên, chặng đường dài phía trước, tôi mong bạn trân trọng bước đi,
    tuỳ duyên tự tại, thứ muốn có đều có, mà thứ không có được thì đều có thể
    buông bỏ nó đi.
  • Ai rồi cũng phải đi
    RAINIE NGUYEN dịch

TRÁI TIM GIÀU CÓ

Có người hỏi Bill Gates, người đàn ông giàu nhất thế giới, có ai giàu hơn
bạn trên thế giới này không?
Bill Gates đã trả lời, vâng, có một người giàu hơn tôi.
Sau đó, Bill thuật lại một câu chuyện.
“Trong thời gian, lúc đó tôi chưa giàu có hay nổi tiếng, tôi đến sân bay
New York và thấy một người bán báo. Tôi muốn mua một tờ báo nhưng
nhận ra tôi không có đủ tiền lẻ. Vì vậy, tôi đã bỏ ý định mua và trả lại tờ báo.
Tôi nói với người bán báo rằng tôi không có tiền lẻ. Người bán báo nói rằng,
tôi tặng bạn tờ báo này miễn phí. Tôi đã nhận khi anh ta cứ khăng khăng
đưa tôi.
Thật trùng hợp, ba tháng sau, tôi hạ cánh tại cùng một sân bay và một lần
nữa tôi lại không có tiền lẻ để mua báo. Người bán báo một lần nữa cho tôi
tờ báo. Tôi đã từ chối và nói rằng tôi không thể nhận vì hôm nay tôi cũng
không có tiền lẻ. Anh ấy nói, “bạn lấy đi, tôi chia sẻ điều này từ lợi nhuận
của mình, tôi sẽ không bị lỗ đâu!”. Và tôi đã lấy tờ báo.
Sau 19 năm tôi trở nên nổi tiếng và được mọi người biết đến. Đột nhiên
tôi nhớ đến người bán báo đó. Tôi bắt đầu tìm kiếm anh ta và sau khoảng
một tháng rưỡi tôi đã tìm thấy anh ta.
Tôi hỏi anh ấy, ông có biết tôi không? Tôi có biết, ông là Bill Gates.
Tôi hỏi lại ông ấy, ông có nhớ một lần ông đưa cho tôi tờ báo miễn phí
không?
Người bán báo nói “Vâng, tôi nhớ. Tôi đã tặng ông hai lần”.
Tôi nói, tôi muốn trả ơn sự giúp đỡ mà ông đã mang cho tôi lúc đó. Bất
cứ điều gì ông muốn trong cuộc sống của mình, hãy nói với tôi, tôi sẽ giúp
ông.

Người bán báo nói, “thưa ông, ông không nghĩ rằng bằng cách đó sự giúp
đỡ của ông không còn phù hợp với tôi sao?”
Tôi đã hỏi tại sao? Ông ấy nói, tôi đã giúp ông khi tôi là một người bán
báo nghèo và ông đang cố gắng giúp tôi ngay bây giờ đây, khi ông đã trở
thành người giàu nhất thế giới. Làm thế nào sự giúp đỡ đó của ông phù hợp
với tôi?
Ngay lúc đó, tôi nhận ra rằng người bán báo giàu hơn tôi vì anh ta không
chờ đợi trở nên giàu có để giúp đỡ ai đó.
Mọi người cần hiểu rằng những người thực sự giàu có là những người sở
hữu một trái tim giàu có hơn là sở hữu nhiều tiền.
Để giúp đỡ người khác, điều quan trọng là cần có một trái tim giàu có.
SƯU TẦM

ĐI THEO PHẬT PHÁP

Những người muốn đi về nhà là những người không chỉ ngồi đó mà suy
nghĩ về chuyến đi du hành của mình. Họ phải trải qua tiến trình du hành
từng bước một và theo đúng hướng. Nếu họ đi sai đường, họ có thể gặp
nhiều khó khăn như đầm lầy, hầm hố, hay những chướng ngại khác. Họ
cũng có thể rơi vào những tình huống nguy hiểm và có thể sẽ không về được
đến nhà. Những người đã về được đến nhà có thể nghĩ ngơi và ngủ một cách
thoải mái – nhà là một nơi khoan khoái đối với thể xác và tâm trí. Nhưng nếu
người du hành đó, thay vì đi về nhà, lại đi qua căn nhà của họ hay chỉ đi
chung quanh nó, họ sẽ chẳng nhận được lợi ích gì từ chuyến đi nhọc nhằn
của họ.
Cũng thế ấy, chứng ngộ Phật Pháp là một việc mà mỗi chúng ta phải tự
mình làm lấy, bởi không ai có thể làm điều đó cho chúng ta. Và chúng ta
phải đi đúng đường – con đường của đức hạnh, thiền định và trí huệ cho
đến khi chúng ta đạt được một đầu óc thuần khiết, chiếu diệu và bình an.
Đây là kết quả của hành trình tầm Đạo của chúng ta.
Nhưng nếu một người chỉ có kiến thức từ sách vở và kinh điển, chỉ nghe
thuyết pháp và tụng kinh – kẻ đó sẽ chẳng bao giờ biết được sự thuần khiết,
chiếu diệu và bình an trong tâm, dầu anh ta sống cả trăm kiếp nữa. Kẻ đó sẽ
chỉ lãng phí thời gian và không bao giờ nhận được lợi ích từ sự tu hành. Vị
thầy chỉ có thể trình bày Đạo Pháp. Cho nên, chúng ta có tầm Đạo bằng sự
tu hành, và có đạt được kết quả hay không, tùy thuộc hoàn toàn vào mỗi
chúng ta.
Sau đây là một cách khác để nhìn vào sự việc này. Sự tu hành giống như
những lọ thuốc mà vị y sĩ đưa cho bệnh nhân của mình. Lọ thuốc có chỉ dẫn
cách dùng trên mặt. Nhưng nếu bệnh nhân chỉ đọc phần chỉ dẫn, ngay cả
đọc tới đọc lui cả trăm lần, họ cũng sẽ chết. Họ sẽ chẳng nhận được lợi ích