Những người muốn đi về nhà là những người không chỉ ngồi đó mà suy
nghĩ về chuyến đi du hành của mình. Họ phải trải qua tiến trình du hành
từng bước một và theo đúng hướng. Nếu họ đi sai đường, họ có thể gặp
nhiều khó khăn như đầm lầy, hầm hố, hay những chướng ngại khác. Họ
cũng có thể rơi vào những tình huống nguy hiểm và có thể sẽ không về được
đến nhà. Những người đã về được đến nhà có thể nghĩ ngơi và ngủ một cách
thoải mái – nhà là một nơi khoan khoái đối với thể xác và tâm trí. Nhưng nếu
người du hành đó, thay vì đi về nhà, lại đi qua căn nhà của họ hay chỉ đi
chung quanh nó, họ sẽ chẳng nhận được lợi ích gì từ chuyến đi nhọc nhằn
của họ.
Cũng thế ấy, chứng ngộ Phật Pháp là một việc mà mỗi chúng ta phải tự
mình làm lấy, bởi không ai có thể làm điều đó cho chúng ta. Và chúng ta
phải đi đúng đường – con đường của đức hạnh, thiền định và trí huệ cho
đến khi chúng ta đạt được một đầu óc thuần khiết, chiếu diệu và bình an.
Đây là kết quả của hành trình tầm Đạo của chúng ta.
Nhưng nếu một người chỉ có kiến thức từ sách vở và kinh điển, chỉ nghe
thuyết pháp và tụng kinh – kẻ đó sẽ chẳng bao giờ biết được sự thuần khiết,
chiếu diệu và bình an trong tâm, dầu anh ta sống cả trăm kiếp nữa. Kẻ đó sẽ
chỉ lãng phí thời gian và không bao giờ nhận được lợi ích từ sự tu hành. Vị
thầy chỉ có thể trình bày Đạo Pháp. Cho nên, chúng ta có tầm Đạo bằng sự
tu hành, và có đạt được kết quả hay không, tùy thuộc hoàn toàn vào mỗi
chúng ta.
Sau đây là một cách khác để nhìn vào sự việc này. Sự tu hành giống như
những lọ thuốc mà vị y sĩ đưa cho bệnh nhân của mình. Lọ thuốc có chỉ dẫn
cách dùng trên mặt. Nhưng nếu bệnh nhân chỉ đọc phần chỉ dẫn, ngay cả
đọc tới đọc lui cả trăm lần, họ cũng sẽ chết. Họ sẽ chẳng nhận được lợi ích