NĂM ĐIỀU KHÔNG XÁC ĐỊNH

(Avavaṭṭhāna)

  1. THỌ MẠNG (Jīvita):
    Một người phàm phu không thể biết được mình sẽ sống bao lâu, tuổi thọ
    của mình bao nhiêu.
  2. BỆNH TẬT (Byādhi):
    Không thể định đoạt được là mình phải bệnh như thế này, đừng đau bệnh
    như thế kia, hoặc mình đừng bệnh gì hết.
  3. THỜI ĐIỂM (Kāla).
    Không thể được mình chết vào lúc này hay lúc kia, chết lúc sáng trưa
    chiều hay tối.
  4. CHỖ BỎ XÁC (Dehanikkhepana):
    Không thể chắc mình sẽ chết trong nhà hay ngoài đường, chết dưới nước
    hay trên mặt đất v.v…
  5. CHỖ SANH (Gati).
    Không thể định đoạt được chỗ mình tái sanh sau khi chết là cõi này hay
    cõi kia.
    KINH TĂNG CHI NIKAYA
  • Thế nên trong lúc còn sanh tiền, tuổi thọ chưa hết, hãy nổ lực làm điều
    thiện lành, tinh tấn học hỏi Giáo Pháp và thực hành lợi dạy của Đức Phật
    vào đời sống hằng ngày sẽ có được an lạc hiện tiền và gieo duyên lành giải
    thoát trong kiếp vị lai.
    Namo Buddhaya

BỐN THỨ MÀ NGƯỜI THÔNG MINH KHÔNG BAO GIỜ HÉ LỜI

  1. LÀ TRÍ TUỆ – Không Suốt Ngày Đi Kể Niềm Vui Nỗi Buồn Của Mình
    Giáo sư Mark Bauerlein nói: “Một trong những biểu hiện của người
    trưởng thành chính là khi họ hiểu họ ra được rằng 99% những chuyện xảy
    ra với mình, với người khác, nó hoàn toàn không có ý nghĩa gì.”
    Sống ở đời, giống như con cá trong nước, nóng lạnh chỉ mình nó biết.
    Có một câu chuyện như này:
    T. sau khi được thăng chức, đãi ngộ đã cao hơn trước kia rất nhiều, vì vậy
    mà anh ấy quyết định mời những đồng nghiệp thân thiết ăn một bữa. Vốn
    dĩ đã đặt 3 bàn ở nhà hàng, nhưng ngày hôm đó, đồng nghiệp lại có đủ mọi
    lý do từ chối không tới, cuối cùng chỉ gom lại đủ một bàn.
    Trong bữa ăn, ai ai cũng nói cười vui vẻ, nhưng lời nói ra lại “tẩm ngẩm
    tầm ngầm”:
    “Tôi không nhận ra là cậu cũng giỏi phết đấy nhỉ!”
    “Sau này làm lãnh đạo rồi, đừng phớt lờ bọn tôi đấy nhé!”
    “Có đi cửa sau không đấy, bình thường tôi cũng không nhìn ra là cậu giỏi
    giang tới vậy!” …
    Vốn nghĩ rằng sẽ nhận được lời chúc mừng chân thành từ mọi người,
    không ngờ bàn tiệc lại vương đầy những ngữ khí đố kị “Dựa vào cái gì mà
    cậu ta được thăng chức!”
    T. nói rằng đó là bữa cơm khiến cậu cảm thấy khó xử nhất. Thực ra, bất
    kể chúng ta có thừa nhận hay không, luôn có một sự thật trần trụi tồn tại đó
    là: Trên thế gian này, ngoài ba mẹ ra, không có mấy ai thực sự hi vọng chúng
    ta sống sung sướng hơn họ.
    Vì vậy, “khoe khoang” hạnh phúc của mình ra ngoài, nhiều khi là đang
    động vào chỗ đau của người khác, giống như kiểu bảo họ rằng “anh đố kị
    với tôi đi” vậy, rồi lại tự thêm phiền phức cho chính mình.
    Đúng vậy, đời người 10 phần thì có tới 8,9 phần không như ý, nhưng
    chẳng phải là vẫn còn 1,2 phần là tốt đẹp ư.
    Vui vẻ, chia sẻ với nhầm người, thì chính là “khoe khoang”; buồn phiền,
    tâm sự với sai người, thì chính là “làm quá”.
    Người thông minh sớm đã điều chỉnh quá trình trưởng thành sang chế
    độ im lặng, không tùy tiện chia sẻ niềm vui nỗi buồn của bản thân.Họ chia
    sẻ với những người bạn tri kỷ và cùng họ tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc
    ấy.
  2. LÀ TỬ TẾ – Không “Đâm Chọc” Vào Chỗ Khó Của Người Khác
    Nhà viết kịch người Nga Anton Pavlovich Chekhov nói: “Người có giáo
    dưỡng không phải là ăn cơm mà không làm đổ canh, mà là khi người khác
    chẳng may làm đổ canh, đừng nhìn chằm chằm vào họ.”
    Không “xé toạc” chỗ khó nói của người khác, lòng tốt trông có vẻ nhỏ bé
    này lại sưởi ấm cả cuộc đời của người khác.
    Còn nhớ một lần, tôi và một người chị đồng nghiệp tan làm đi về nhà,
    chúng tôi ngồi trên cùng một chuyến xe, ngồi cách chị em tôi không xa là
    đồng nghiệp V., có vẻ như đang có chuyện gì đó buồn, vừa lớn tiếng nói
    điện thoại vừa lấy tay lau nước mắt.
    Tôi và chị đồng nghiệp trông thấy, vì bình thường quan hệ đồng nghiệp
    cũng tốt, tôi hỏi chị ấy xem có nên qua bên kia an ủi cậu ấy một chút.
    Chị đồng nghiệp lắc đầu, nói tôi không đi.
    Sau đó rất lâu, tôi mới nhận ra được rằng, ai cũng có một mặt yếu đuối
    cả, nhưng chẳng ai muốn để người khác thấy được sự yếu đuối đó của mình.
    Sống ở đời, sắc vàng sắc đỏ rực rỡ có, sắc đen sắc xám tất nhiên cũng tồn tại
    theo.
    Nhiều khi, chúng ta không cần tới sự an ủi hay sự cảm thông nhất thời,
    mà chúng ta chỉ đơn giản muốn người bên cạnh không quấy rầy, không
    “đâm chọc”, không lên tiếng, chỉ đơn giản là sự im lặng mà thôi…
    Có người nói, đời người ai sống cũng không dễ dàng gì rồi, có những
    chuyện không cần phải bóc toẹt móng ngựa ra.
    Đúng vậy, bạn vĩnh viễn không bao giờ có thể biết được rằng, một người
    trưởng thành trông thì có vẻ luôn vui tươi, chín chắn, bên trong họ nội tâm
    gào thét ra sao, nhưng họ luôn im lặng, đó là bởi vì, họ không muốn ai biết…
  3. LÀ GIÁO DỤC – Không Hạ Thấp Thực Lực Của Người Khác
    Bên cạnh bạn có một người như này hay không?
    Người khác sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, họ sau lưng nói người ta đi
    cửa sau.
    Người khác xinh đẹp mỹ miều, họ ở sau lưng nói người ta là bình hoa di
    động không có tài cán gì.
    Người khác thành tích học tập xuất chúng, họ đi bốn phương tám hướng
    nói người ta là con mọt sách, không biết sự đời…
    Kiểu người như vậy, luôn hạ thấp người khác để đề cao chính mình.
    Mà không biết rằng, quá trình nói xấu sau lưng người khác ấy cũng chính
    là đang phủ định chính mình; kính sợ đối thủ mới là tôn trọng bản thân.
    Sống ở đời, ai cũng nên cố gắng để tỏa sáng, nhưng tuyệt đối đừng tỏa
    sáng trên cái nền là dập tắt người khác. Nhận thức ra được cái mình “không
    biết”, mới là điểm khởi đầu của “biết”. Thế gian vạn vật, ai cũng có những sở
    trường, sở đoản riêng.
    Quang minh chính đại đối mặt với đối thủ, thắng, thắng cho sảng khoái;
    thua, cũng thua một cách tâm phục khẩu phục. Tặng người khác một tràng
    vỗ tay, là đang cho mình động lực để tiến bộ.
  4. LÀ TẦM NHÌN – Không Tọc Mạch Chuyện Người Khác
    Con người ta nếu không có “cao độ”, nhìn thấy đâu đâu cũng là vấn đề;
    còn sống mà không có tầm nhìn, vấn vương sẽ toàn là những chuyện tầm
    phào.
    Sống ở trên đời, chú trọng vào bản thân, nhưng cũng đừng quên chấp
    nhận người khác.
    Tiểu thuyết gia người Anh, Charles John Huffam Dickens từng nói: “Phép
    lịch sự tốt nhất chính là không tọc mạch.”
    Không tọc mạch vào chuyện người khác, không phải là lạnh lùng hay ích
    kỉ, mà đó là để chúng ta học cách mở lòng, cho phép bản thân mình không
    hoàn hảo, đồng thời chấp nhận những khuyết điểm vụn vặt của người khác.
    Những việc nhỏ không động tới nguyên tắc, không cần thiết đâm chọt
    phê bình; những tiểu tiết không làm ảnh hưởng tới bố cục chung, cũng
    không cần phải “cầm tay chỉ điểm” cho người khác.
    Chấn chỉnh, thay đổi bản thân, là thần.
    Chỉ trích, muốn thay đổi thế giới, là thần kinh.
    Thay vì cố gắng đi mài mòn những góc cạnh của người khác, chi bằng
    “kinh doanh” cho tốt sự tốt đẹp của chính mình.
  • Trí Thức Trẻ –

OM MANI PADME HUM

Có thể làm giúp cho những người chung quanh việc này việc kia, nhưng
không ai giúp được cho ai trong việc làm người. Làm người là việc mà bản
thân mỗi người phải tự làm lấy, không ai làm thế ai được, không ai làm thay
cho ai được.
Có thể tặng cho những người chung quanh mình thứ này thứ khác,
nhưng không ai tặng được cho ai nhân phẩm hay nhân cách; đó là thứ mà
bản thân mỗi người phải tự vun đắp và bảo vệ lấy; dù là kẻ có phép thuật
hay thần linh cũng không thể cho được.
Có thể kéo ai đó ra khỏi vũng nước, vũng bùn; nhưng không ai có thể kéo
được ai ra khỏi những điều tầm thường trong lòng họ; ai cũng phải tự nỗ
lực hết mình để bước ra khỏi những tự ti, sân si, tham lam, ích kỷ…
Con đường dẫn đến bình yên mỗi người phải tự đi, không ai đi giúp cho
ai được; có kẻ biết như vậy rồi nản lòng vì thấy xa quá, lại khó đi; có kẻ khi
biết được như vậy lại cảm thấy rất yên lòng, vì lúc này, việc đi hay ở lại với
những bất an là hoàn toàn do mình quyết định.
Con người thật lạ, đôi khi, thậm chí, ngay từ đầu đã biết được khi làm
như thế sẽ nhận lại những kết quả không vui, nhưng vẫn không muốn thay
đổi.
Ngày mới….
Không mong người có thể yêu thương hết nhưng người chung quanh, chỉ
mong người không ghét bất kì một ai.
Vô Thường
Núi ngày cũ
Om mani padme hum

BỚT DỤC VỌNG VÀ THÊM TÌNH THƯƠNG


Trong quyển Ánh Đạo Vàng cụ Võ Đình Cường có kể một câu chuyện về
đức Phật.
“Có lần trên đường tầm đạo sau khi theo đuổi con đường tu khổ hạnh,
một ngày nọ Phật kiệt sức, ngài được một cô thiếu nữ, Tu-xà-đa, đến dâng
cho một bát cháo sữa. Sau khi dùng xong bát cháo sữa ấy, Phật lấy lại sức
khoẻ, ngài hỏi cô Tu-xà-đa

  • Hôm nay ta nhờ bát cháo sữa của người mà được mạnh khoẻ như xưa,
    công ơn ấy ta biết lấy gì đền đáp lại cho người?
    Cô Tu-Xà-đa đáp:
  • Thưa ngài! Lòng con là một đoá hoa lan nhỏ bé, chỉ vài giọt sương mai
    là đủ để tươi thắm rồi. Con không có một mong ước tham cầu nào hết. Con
    sống không đòi hỏi cũng không từ chối: thản nhiên nhận lấy mọi việc không
    may xảy đến cho con, không oán trách cũng không trốn tránh. Nhưng bao
    giờ con cũng tin chắc rằng những điều xảy đến ngày mai sẽ tốt đẹp hơn ngày
    hôm nay, vì như con đã thấy, những việc ác sẽ gây hoạ, và những việc thiện
    sẽ gây phúc. Một hạt giống tốt sẽ mang lại một chuỗi hạt lúa vàng. Luật sống
    của con chỉ tóm tắt trong hai điều này mà thôi: bớt dục vọng và thêm tình
    thương.
    Ðức Phật mỉm cười bảo:
  • Những gì người nói rất đích đáng. Sự hiểu biết của người không cần
    kinh sách. Người đi trúng đường không cần ai chỉ bảo, như con bồ câu bay
    trúng hướng một cách tự nhiên. Nhưng trong nhân loại, đếm được mấy
    người hiểu và sống như thế? Và biết bao người cần phải có kẻ chỉ dẫn! Chính
    vì thế mà ta đi tìm đạo. Thôi người hãy về đi. Ta chúc người làm tròn phận
    sự của người. Còn ta, ta sẽ làm tròn phận sự của kẻ đi tìm phương giải thoát
    cho nhân loại.”
    Tôi thấy lời chia sẻ của cô Tu-xà-đa rất sâu sắc là:
    “Luật sống của con chỉ tóm tắt trong hai điều này là bớt dục vọng và thêm
    tình thương”. Mà tôi nghĩ rằng thật ra hai điều ấy chỉ là một mà thôi, hễ bớt
    dục vọng thì ta sẽ có thêm tình thương, và ngược lại nếu ta có thêm tình
    thương thì ta cũng sẽ bớt đi dục vọng.
    Tình thương đâu có khác gì với tuệ giác phải không bạn?
    Duy Nhien
    (Measure your life in love)

NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO

Một hôm, có một người cha giàu dẫn con trai của mình đi tham quan
vùng nông thôn nghèo để cậu bé biết được người nghèo có cuộc sống ra sao.
Hai cha con quyết định ngủ lại nhà của một gia đình nông dân nọ một đêm.
Trên đường về, người cha hỏi con trai:

  • “Chuyến đi thế nào con?”
  • “Thưa cha, tuyệt vời lắm ạ”, cậu bé đáp
  • “Chuyến đi này con đã hiểu được người nghèo có cuộc sống như thế
    nào chưa?”
  • “Dạ rồi ạ!”
  • “Nói cho cha nghe, con hiểu như thế nào”
    Cậu con trai hồn nhiên đáp: “Con thấy trong nhà ta chỉ có một con chó,
    nhưng nhà của họ lại có những bốn con chó; nhà ta chỉ có một cái hồ để dẫn
    nước vào các luống hoa, nhưng họ lại có cả một con kênh nhỏ; vườn hoa nhà
    chúng ta chỉ có vài cái đèn, nhưng vườn hoa nhà họ lại có đầy ánh sao. Còn
    nữa, sân nhà của chúng ta chỉ có một mảnh sân trước, nhưng sân nhà họ lại
    là cả một mảnh đất rộng!”.
    Cậu con trai nói xong, người cha cứng miệng không nói được lời nào nữa.
    Cuối cùng, cậu bé cảm thán một câu rằng: “Con cảm ơn cha vì đã để con
    hiểu được chúng ta nghèo đến thế nào!”
    Câu chuyện trên đã ngộ ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Vui vẻ, hạnh
    phúc là một thái độ, nó không yêu cầu bạn phải chiếm hữu vật chất gì hay
    xem xét mức độ giàu có về vật chất của bạn ra sao, điều quan trọng là bạn
    nhìn nhận thế giới này như thế nào.
    Nếu như bạn là một người giàu có, nhưng bạn lại hết sức nghèo nàn về
    tinh thần, thì bạn chính là người không hạnh phúc, cả cuộc đời bạn cũng sẽ
    không hạnh phúc. Người có tiền không nhất định phải là người vui vẻ,
    nhưng người vui vẻ nhất định là người hạnh phúc.

BA CÁNH CỔNG TRÍ TUỆ

Một vị vua có duy nhất một người con trai là một hoàng tử dũng cảm, tài giỏi và thông minh. Nhà vua gửi anh ta tới gặp người Thầy là một Thiền Sư để hoàng tử được mở mang nhận thức.

Xin hãy khai sáng cho con đường của con, hoàng tử van nài.

Những lời nói của ta sẽ tan biến như những bước chân trên cát, Thiền Sư đáp – tuy nhiên, ta sẽ cho con vài chỉ dẫn. Trên đường đi, con sẽ đi qua ba cánh cổng. Hãy đọc những câu viết trên đó. Con sẽ không cưỡng lại được yêu cầu phải làm theo những lời đó. Đừng tìm cách bỏ qua, con sẽ buộc phải sống nữa sống mãi trong điều đó. Ta không thể nói gì hơn. Con phải nếm trải tất cả bằng con tim và thể xác, giờ thì con đi đi. Hãy đi theo con đường ngay phía trước con.

Vị Thiền Sư biến mất.

Hoàng tử bắt đầu bước đi trên đường đời. Chẳng mấy chốc hoàng tử băng qua một cánh cổng lớn trên đó có thể đọc thấy rằng:
“THAY ĐỔI THẾ GIỚI”
“Đây chính xác là điều mình dự định làm, hoàng tử nghĩ thầm, vì có những điều thú vị và không thú vị trên thế giới này.”
Và anh ta bắt đầu cuộc đấu tranh đầu tiên. Được dẫn dắt bởi lý tưởng, nhiệt huyết, và sức mạnh thúc đẩy phải đương đầu với thế giới, anh ta chịu trách nhiệm, chinh phục, đưa ước vọng đến thực tế. Anh ta trải qua niềm vui và hứng khởi của kẻ đi chinh phục, nhưng con tim không được thanh thản. Anh ta xoay xở thay đổi một số điều nhưng những điều khác thì không thay đổi được.

Nhiều năm trôi qua. Một ngày kia, anh ta gặp lại Thiền Sư:

Con đã học được gì trên đường đời?

Con đã học cách hiểu được điều gì trong khả năng của con và điều gì ngoài khả năng, hiểu điều gì thuộc về con và điều gì thì không.

Tốt lắm, Thiền Sư nói. Hãy dùng sức mạnh của con để hành động dựa trên điều con có thể. Hãy quên những điều con không thể làm.

Và Thiền Sư biến mất.

Một lúc sau hoàng tử đi qua cánh cổng thứ hai. Hoàng tử có thể đọc thấy rằng:
“THAY ĐỔI NGƯỜI KHÁC”
“Đây chính xác là điều mình dự định làm, hoàng tử nghĩ thầm. Những người khác mang đến niềm vui và sự thú vị, nhưng cũng gây cho ta nỗi đau, sự cay đắng và sự thất vọng”. Và anh ta kháng cự lại tất cả những gì làm xáo trộn hay trái ý anh ta. Anh ta đấu tranh nhằm thay đổi tâm hồn họ, và sửa chữa những lỗi lầm của họ. Đây chính là cuộc chiến thứ hai của anh ta.

Nhiều năm nữa trôi qua. Một ngày nọ, khi anh ta đang trầm tư về sự vô ích khi nỗ lực thay đổi người khác, anh ta đi lướt qua Thiền Sư và được hỏi:

Con đã học được gì trên đường đời?

Con đã học rằng những người khác không phải là nguồn vui hay nỗi đau buồn, thành tựu hay thất bại của con. Họ chỉ ở đó để làm con nhận thức. Chính con tạo nên cảm xúc cho chính mình.

Con nói đúng, Thiền Sư nói. Mặc dù điều mà họ đánh thức trong con, họ đã làm con nhận thức chính con. Hãy tỏ lòng biết ơn đối với những ai làm con vui sướng và hạnh phúc. Nhưng cũng phải biết ơn những ai luôn làm con tổn thương và thất vọng, cuộc sống sẽ dạy con. Con còn phải học, và còn cả con đường dài trước mặt.

Và Thiền Sư biến mất.


Một lúc sau, hoàng tử đi qua một cánh cửa nơi có thể đọc thấy những lời rằng:
“THAY ĐỔI CHÍNH BẠN”

“Nếu chính tôi là nguyên nhân của nhiều vấn đề, đây là điều mà tôi phải giải quyết”, hoàng tử nghĩ thầm.

Và anh ta bắt đầu cuộc đấu tranh thứ ba. Anh ta cố chuyển biến tính cách của mình, tranh đấu với sự không hoàn hảo của mình, xoá bỏ khuyết điểm, và thay đổi mọi thứ không phù hợp với lý tưởng của anh ta.

Sau nhiều năm tranh đấu đôi khi thành công đôi khi thất bại, hoàng tử đã gặp lại Người Thầy là vị Thiền Sư đã cho anh những lời chỉ dạy:

Con đã học được gì trên đường đời?

Con đã học rằng một số điều có thể cải thiện được, những điều khác ngược lại và không thể thay đổi được.

Tốt lắm, Thiền Sư nói.

Vâng, hoàng tử tiếp tục, nhưng con thấy mệt mỏi khi chống lại mọi thứ và chống lại chính mình. Điều này sẽ không bao giờ kết thúc phải không?
Khi nào con sẽ được nghỉ ngơi? Con muốn ngừng đấu tranh, muốn từ bỏ,bỏ hết.

Đây dường như là bài học sắp tới của con, Thiền Sư nói. Nhưng trước khi tiến xa hơn nữa, hãy đi vòng quanh cánh cửa và nhìn lại con đường mà con đã bước qua.


Và Thiền Sư lại biến mất.


Khi hoàng tử nhìn lại phía sau, anh ta thấy cánh cửa thứ ba và nhận ra rằng có thể đọc một lời chỉ dạy khác ở phía sau:
“CHẤP NHẬN CHÍNH BẠN”
Hoàng tử tự hỏi tại sao anh ta không nhận ra lời chỉ dẫn này khi băng qua cánh cửa đầu tiên, ở phía đối diện.
“Khi ta mải tranh đấu, ta trở nên mù”, anh ta tự nhủ. Hoàng tử cũng nhìn thấy, trải dài suốt mặt đất chung quanh anh ta, mọi thứ mà anh ta loại bỏ và đấu tranh bên trong mình: những sai lầm, những mặt xấu, những giới hạn, và tất cả tính ác. Và rồi anh ta học được làm thế nào để tổ chức chúng, chấp nhận chúng và yêu quý chúng. Anh ta đã học cách yêu chính mình mà không so sánh, phán xét, trách móc.

Hoàng tử lại gặp Thiền Sư và được hỏi:

Con đã học được gì trên đường đời?

Con đã học rằng ghét bỏ hay chối bỏ chính mình để mà kết án chính mình sẽ không bao giờ có được sự yên bình cho chính mình. Con đã học cách chấp nhận chính mình, một cách hoàn toàn, một cách vô điều kiện.

Tốt lắm, Thiền Sư nói, đây chính là chặng đường đầu tiên để có trí tuệ.


Giờ thì con hãy đi qua cánh cửa thứ hai một lần nữa.


Ngay khi hoàng tử đến phía bên kia của cánh cửa, anh ta nhìn thấy mặt sau của cánh cửa thứ hai và nó được ghi rằng:
“CHẤP NHẬN NHỮNG NGƯỜI KHÁC”
Xung quanh mình hoàng tử nhận thấy những người mà anh ta đã gặp trong cuộc đời; những người mà anh ta đã yêu, những người anh ta ghét. Những ai mà anh ta đã giúp đỡ, những người mà anh ta tranh đấu. Nhưng thật bất ngờ, anh ta không thể nhìn thấy những sai lầm của người khác, những sai lầm đã làm anh ta phiền lòng và khiến anh ta phải tranh đấu.


Hoàng tử đến gặp Thiền Sư một lần nữa.

Con đã học được gì trên đường đời? Sau cùng, vị Thiền Sư hỏi.

Con đã học rằng nếu con hoà thuận với bản thân, con sẽ không trách móc những người khác, không sợ hãi họ. Con phải học cách chấp nhận những người khác hoàn toàn và không điều kiện.

Tốt lắm, Thiền Sư nói. Đây là chặng đường thứ hai của trí tuệ. Con có thể đi qua cánh cửa đầu tiên.


Khi hoàng tử đến phía bên kia, anh ta nhìn thấy phía sau cánh cửa đầu tiên và đọc thấy: “CHẤP NHẬN THẾ GIỚI”
“Thật kì lạ”, hoàng tử nghĩ thầm, “Tại sao mình không nhìn thấy lời chỉ dẫn này lần đầu?”

Hoàng tử nhìn quanh mình và nhận thấy thế giới mà anh ta cố chinh phục, biến chuyển, và thay đổi. Anh ta bị choáng ngợp bởi sự tươi sáng và vẻ đẹp của mọi vật. Bởi sự tuyệt mỹ. Và vì nó chính là cùng một thế giới như trước đây. Có phải thế giới đã thay đổi, hay nhận thức đã thay đổi?

Hoàng tử lại đến gặp Thiền Sư, và vẫn câu hỏi quen thuộc:

Con đã học được gì trên đường đời?

Con đã học rằng thế giới là chiếc gương của tâm hồn. Tâm hồn của con, trái tim của con không nhìn thấy thế giới, mà nhìn thấy chính nó trong thế giới. Khi tâm hồn và trái tim con reo vui, thế giới dường như cũng vui. Khi chúng buồn rầu, thế giới dường như cũng buồn. Thế giới không buồn cũng không vui. Nó chỉ đang là, là tất cả. Không phải là thế giới gây phiền toái cho con, mà là ý tưởng con có về nó. Con chấp nhận nó mà không phán xét, hoàn toàn, một cách không điều kiện.

Đây là điều trí tuệ thứ ba, Thiền Sư nói. Hiện giờ con hoà thuận với chính con và với những người khác trên thế giới.

Một cảm giác sâu sắc của sự yên bình, tĩnh lặng và chế ngự hoàn toàn hoàng tử. Sự im lặng bên trong anh ta.

Con đã sẵn sàng, giờ thì, hãy vượt qua ngưỡng cửa cuối cùng, Thiền Sư nói, từ sự im lặng của hoàn toàn.


Và vị Thiền Sư biến mất.


SƯU TẦM

BẤT KỂ LÀ CHUYỆN GÌ

Trong thiền ngữ Ấn Độ có bốn câu thế này:

  1. Bất kể bạn gặp ai, đó đều là người bạn cần gặp.
  2. Bất kể xảy ra chuyện gì, đó đều là chuyện nhất định phải xảy ra.
  3. Bất kể chuyện bắt đầu từ đâu, đó đều là thời điểm thích hợp.
  4. Bất kể là chuyện gì, đã qua chính là đã qua.
    Vậy nên, đừng mãi sống trong quá khứ viễn vông, đừng vì những điều
    đã từng làm mà đưa ra quá nhiều giả thiết, chuyện đã xảy ra thì đó chính là
    điều duy nhất có thể xảy ra, không cách nào quay đầu được, cứ nhìn lại, nghĩ
    lại sẽ chỉ là vô ích mà thôi.
    Cho dù đôi lúc hiện thực thật tàn nhẫn, nhưng chúng ta sau cùng đều
    phải học cách sống một cách thâm tình trong thế giới bạc tình này.
    Phải biết, bạn đối với cuộc sống thế nào, cuộc sống sẽ đối với bạn thế ấy,
    tâm thái của bạn, đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.
    Cho dù bạn từng gặp phải chuyện gì, là vui hay là buồn, là ở dưới tận
    cùng hay đỉnh cao xã hội, thì cũng xin nhớ tới câu này:
    “Nếu như mọi thứ đi ngược lại với mong đợi của bạn, thì nhất định có sự
    an bài khác.”
    Quá khứ không bao giờ trở lại, phần đời còn lại cũng không thể nào thấy
    lại, vậy nên, chặng đường dài phía trước, tôi mong bạn trân trọng bước đi,
    tuỳ duyên tự tại, thứ muốn có đều có, mà thứ không có được thì đều có thể
    buông bỏ nó đi.
  • Ai rồi cũng phải đi
    RAINIE NGUYEN dịch

TRÁI TIM GIÀU CÓ

Có người hỏi Bill Gates, người đàn ông giàu nhất thế giới, có ai giàu hơn
bạn trên thế giới này không?
Bill Gates đã trả lời, vâng, có một người giàu hơn tôi.
Sau đó, Bill thuật lại một câu chuyện.
“Trong thời gian, lúc đó tôi chưa giàu có hay nổi tiếng, tôi đến sân bay
New York và thấy một người bán báo. Tôi muốn mua một tờ báo nhưng
nhận ra tôi không có đủ tiền lẻ. Vì vậy, tôi đã bỏ ý định mua và trả lại tờ báo.
Tôi nói với người bán báo rằng tôi không có tiền lẻ. Người bán báo nói rằng,
tôi tặng bạn tờ báo này miễn phí. Tôi đã nhận khi anh ta cứ khăng khăng
đưa tôi.
Thật trùng hợp, ba tháng sau, tôi hạ cánh tại cùng một sân bay và một lần
nữa tôi lại không có tiền lẻ để mua báo. Người bán báo một lần nữa cho tôi
tờ báo. Tôi đã từ chối và nói rằng tôi không thể nhận vì hôm nay tôi cũng
không có tiền lẻ. Anh ấy nói, “bạn lấy đi, tôi chia sẻ điều này từ lợi nhuận
của mình, tôi sẽ không bị lỗ đâu!”. Và tôi đã lấy tờ báo.
Sau 19 năm tôi trở nên nổi tiếng và được mọi người biết đến. Đột nhiên
tôi nhớ đến người bán báo đó. Tôi bắt đầu tìm kiếm anh ta và sau khoảng
một tháng rưỡi tôi đã tìm thấy anh ta.
Tôi hỏi anh ấy, ông có biết tôi không? Tôi có biết, ông là Bill Gates.
Tôi hỏi lại ông ấy, ông có nhớ một lần ông đưa cho tôi tờ báo miễn phí
không?
Người bán báo nói “Vâng, tôi nhớ. Tôi đã tặng ông hai lần”.
Tôi nói, tôi muốn trả ơn sự giúp đỡ mà ông đã mang cho tôi lúc đó. Bất
cứ điều gì ông muốn trong cuộc sống của mình, hãy nói với tôi, tôi sẽ giúp
ông.

Người bán báo nói, “thưa ông, ông không nghĩ rằng bằng cách đó sự giúp
đỡ của ông không còn phù hợp với tôi sao?”
Tôi đã hỏi tại sao? Ông ấy nói, tôi đã giúp ông khi tôi là một người bán
báo nghèo và ông đang cố gắng giúp tôi ngay bây giờ đây, khi ông đã trở
thành người giàu nhất thế giới. Làm thế nào sự giúp đỡ đó của ông phù hợp
với tôi?
Ngay lúc đó, tôi nhận ra rằng người bán báo giàu hơn tôi vì anh ta không
chờ đợi trở nên giàu có để giúp đỡ ai đó.
Mọi người cần hiểu rằng những người thực sự giàu có là những người sở
hữu một trái tim giàu có hơn là sở hữu nhiều tiền.
Để giúp đỡ người khác, điều quan trọng là cần có một trái tim giàu có.
SƯU TẦM

ĐI THEO PHẬT PHÁP

Những người muốn đi về nhà là những người không chỉ ngồi đó mà suy
nghĩ về chuyến đi du hành của mình. Họ phải trải qua tiến trình du hành
từng bước một và theo đúng hướng. Nếu họ đi sai đường, họ có thể gặp
nhiều khó khăn như đầm lầy, hầm hố, hay những chướng ngại khác. Họ
cũng có thể rơi vào những tình huống nguy hiểm và có thể sẽ không về được
đến nhà. Những người đã về được đến nhà có thể nghĩ ngơi và ngủ một cách
thoải mái – nhà là một nơi khoan khoái đối với thể xác và tâm trí. Nhưng nếu
người du hành đó, thay vì đi về nhà, lại đi qua căn nhà của họ hay chỉ đi
chung quanh nó, họ sẽ chẳng nhận được lợi ích gì từ chuyến đi nhọc nhằn
của họ.
Cũng thế ấy, chứng ngộ Phật Pháp là một việc mà mỗi chúng ta phải tự
mình làm lấy, bởi không ai có thể làm điều đó cho chúng ta. Và chúng ta
phải đi đúng đường – con đường của đức hạnh, thiền định và trí huệ cho
đến khi chúng ta đạt được một đầu óc thuần khiết, chiếu diệu và bình an.
Đây là kết quả của hành trình tầm Đạo của chúng ta.
Nhưng nếu một người chỉ có kiến thức từ sách vở và kinh điển, chỉ nghe
thuyết pháp và tụng kinh – kẻ đó sẽ chẳng bao giờ biết được sự thuần khiết,
chiếu diệu và bình an trong tâm, dầu anh ta sống cả trăm kiếp nữa. Kẻ đó sẽ
chỉ lãng phí thời gian và không bao giờ nhận được lợi ích từ sự tu hành. Vị
thầy chỉ có thể trình bày Đạo Pháp. Cho nên, chúng ta có tầm Đạo bằng sự
tu hành, và có đạt được kết quả hay không, tùy thuộc hoàn toàn vào mỗi
chúng ta.
Sau đây là một cách khác để nhìn vào sự việc này. Sự tu hành giống như
những lọ thuốc mà vị y sĩ đưa cho bệnh nhân của mình. Lọ thuốc có chỉ dẫn
cách dùng trên mặt. Nhưng nếu bệnh nhân chỉ đọc phần chỉ dẫn, ngay cả
đọc tới đọc lui cả trăm lần, họ cũng sẽ chết. Họ sẽ chẳng nhận được lợi ích

LÒNG TỰ TÔN CỦA NGƯỜI NGHÈO

Hôm đó, một nữ sinh đến nhà, đi cùng là một người đàn ông trung niên.
Nhìn qua, tôi đoán chắc đó là bố của cô học sinh đó.
Tôi mời họ vào nhà. Hai bố con dè dặt ngồi xuống ghế. Họ đến không có
việc gì, chỉ là người bố đạp xe hơn 40km đến trường thăm cô con gái đang
học trung học phổ thông.
“Tiện ra thăm cháu nên chúng tôi ghé qua thăm thầy giáo”, ông bố nói.
“Chúng tôi ở quê không có gì, chỉ có hơn chục quả trứng gà, gà nhà mới đẻ”.
Nói đoạn, ông gỡ chiếc túi vải đang đeo trên vai xuống.
Số trứng được giữ cẩn thận trong chiếc túi đựng đầy vỏ trấu, nhìn thoáng
qua cũng biết ông đã gói, bọc rất cẩn thận vì sợ trứng bị va đập vào nhau mà
vỡ.
Trước tình huống ấy, tôi đề nghị hai bố con ở lại cùng làm bánh xèo ăn.
Không ngờ, nét mặt hai người tỏ vẻ căng thẳng, nhất mực từ chối.
Chỉ đến khi tôi mượn vai vế thầy giáo của chồng để giữ chân, họ mới chịu
ở lại. Khi cùng ăn, hai bố con tỏ ra khá rụt dè nhưng tôi cảm nhận được rằng
họ rất vui. Tiễn cô học trò và vị phụ huynh đó về, nét mặt chồng tôi như có
biểu hiện lạ lùng.
Anh lấy làm ngạc nhiên vì từ trước đến nay, tôi luôn từ chối mọi món quà
được đem đến, không hiểu vì sao lần này lại vì hơn chục quả trứng gà mà
phá vỡ quy định ngầm của mình? Thậm chí còn mời hai bố con cô học trò ở
lại ăn bánh xèo?
Nhìn ánh mắt đầy băn khoăn của chồng, tôi cười và kể lại cho anh nghe
một việc mà mình đã trải qua cách đây 20 năm. Và từ sự việc đó, tôi biết
rằng… có những thứ bị coi là cỏ rác nhưng với một ai đó, nó lại là thứ vô
cùng quý giá…

Vào một ngày hè khi tôi mới 10 tuổi, bố tôi muốn gọi một cuộc điện thoại
cho chú tôi khi đó đang ở xa. Trời tối, tôi theo sau bố, bước thấp bước cao
trong bóng đêm, vượt qua 5km để đến bưu điện của thị trấn.
Trên vai tôi khi đó đeo một cái túi vải lớn, bên trong đựng 7 củ khoai mật
vừa mới đào từ trong vườn nhà. Đó là những củ khoai mà bố tôi đã ra công
vun trồng…
Những củ khoai mật rất ngon đó , bố tôi cất công xin giống rất xa, chăm
bón kỹ lưỡng, trồng đi trồng lại nhiều lần, mới cho củ và đó là năm đầu tiên
kết quả, vỏn vẹn chỉ được 7 củ. Bố tôi ngày nào cũng chăm bón, mong cây ra
củ từng ngày. Thế nhưng tối đó, toàn bộ củ khoai thu hoạch được. Cô em tôi
buồn phát khóc, bị bố quát lớn: “Số khoai này mang đi để làm việc”.
Nhưng bưu điện đã hết giờ làm tự bao giờ. Quản lý điện thoại là một
người họ hàng xa với nhà tôi, bố bảo tôi gọi là cô.
Đến nhà cô đó, cả nhà họ đang ăn tối. Bố tôi trình bày lý do, cô chỉ “ừ”
một tiếng, chẳng có thêm động thái gì.
Tôi và bố đứng ngoài cổng đợi, cho đến khi cô ăn xong cơm, xỉa xong răng
mới ló mặt ra nói: “Đưa số điện thoại cho tôi rồi đợi ở đây. Tôi đi gọi xem có
gọi được hay không.”
Thái độ lạnh lùng của cô đó thực sự đã gây sốc tôi rất nhiều. 5 phút sau,
cô quay lại nói: “Gọi được rồi, cũng nói rõ mọi chuyện rồi, phí gọi điện thoại
là 9,5 xu.”
Bố tôi vội lục túi quần tìm tiền và giục tôi mau bỏ khoai ra. Không ngờ,
cô chỉ tay, nói: “Không, không cần! Nhà tôi thứ này không thiếu, hai người
vào chuồng lợn mà xem, lợn ăn cũng không hết!”
Trở về nhà, tôi theo sau bố, ôm túi khoai mật khóc dọc đường. Chỉ vì
chúng tôi nghèo mà tình nghĩa họ hàng cũng nhạt. Chỉ vì nghèo, chúng tôi
dường như chẳng có một chút tự tôn nào trong mắt người khác.

Trong suốt quá trình trưởng thành của tôi sau này, cái chỉ tay của bà cô
kia đã đeo bám, hằn sâu trong lòng tôi. Nó chẳng khác nào một cái roi mềm
luôn quất mạnh vào tâm hồn tôi vậy.
Tôi không bao giờ lặp lại động tác như cô họ tôi đã làm – động tác đã đổ
một lớp mực đen, hằn sâu trong ký ức của một đứa bé. Và tôi tin rằng, những
chiếc bánh xèo hôm nay sẽ lưu lại một ký ức gột không phai trong tâm trí cô
học sinh bé nhỏ.
Và tôi cũng tin, sức mạnh của trái tιм biết yêu tҺươпg luôn lớn hơn sức
mạnh của sự tổn tҺươпg gây ra cho người khác.
Người nghèo nhưng chí không ngắn, người nghèo họ cũng có lòng tự tôn
như chúng ta!
Nguồn : yêu thương