KỸ NĂNG YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH LÀ TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU ĐỂ CON CÁI NHÌN VÀO

Anh bạn tôi kể: Vợ tôi không thích đeo nhẫn, có một lần đã đem hai chiếc
nhẫn đặt trên bệ cửa sổ, bị dì dọn vệ sinh lau chùi rồi quét vào sọt rác ở kế
bên luôn. Ngày hôm sau, vợ tôi đem túi rác đi bỏ.
Qua một tuần mới nhớ đến mấy chiếc nhẫn, hỏi dì dọn vệ sinh, rồi tức tốc
chạy đến thùng rác ở tiểu khu lục tìm. Làm sao mà tìm được…
Hai chiếc nhẫn, một chiếc 26 phân, một chiếc 50 phân, tổng giá trị hơn 103
triệu. Vợ tôi lo đến phát cáu, tôi an ủi em:

  • Em không thích đeo nhẫn, lỡ làm mất thì thôi…
    Cô ngạc nhiên:
  • Vì sao anh không giận ?
  • Vì sao anh phải giận ?
  • Mẹ em nếu làm rơi cái chén, bị bố em mắng. “Đầu óc để ở cái xó nào mà
    rơi bể cái chén đắt tiền thế hả!”
    Tôi bỗng nhiên hiểu được, hóa ra trong mắt cô, đồ vật mà bị thiệt hại thì
    nhất định sẽ bị mắng. Cô cũng bất ngờ khi tôi chẳng nói gì!
    Bởi khi tôi còn nhỏ, trong nhà có đồ gì đó bị phá hư, người trong nhà cũng
    chưa từng mắng chửi nhau.
    Hồi học cấp 2, tôi chơi bóng đá bể kính cửa hàng xóm phải đền tiền, bố
    mẹ sang xin lỗi cho người sửa mà không mắng tôi một lời.
    Mẹ tôi chiên đồ ăn, dầu ăn văng trúng tay mẹ, nóng quá nên lỡ tay làm
    rơi cái tô vỡ vụn, thức ăn vương vãi khắp nhà, bố tôi không mắng mẹ, chỉ
    chạy thật nhanh lấy thuốc trị bỏng.
    Qua đó nghiệm ra: Kỹ năng thân mật, lòng trắc ẩn và yêu thương gia đình
    có hay không sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, sự tương tác của
    bố mẹ tốt hay xấu chính là tấm gương phản chiếu để con cái họ nhìn thấy
    khắc ghi trong lòng.
    Sau khi kết hôn, họ sẽ sử dụng các phương pháp tương tự để hòa hợp với
    bạn đời và con cái.
    Vợ chồng thương yêu nhau, tôn trọng nhau thì mới tu cho con cái tính
    thân mật cao, sau này trở thành vợ thành chồng của người ta cũng sẽ bao
    dung lỗi lầm cho nhau, sẽ ân cần quan tâm chăm sóc nhau.
    Vợ chồng tính toán chi li, cãi vã suốt ngày sẽ khiến những đứa trẻ con họ
    có kỹ năng thân mật thấp, trầm cảm, tiếp thu kiến thức chậm và khó thể giỏi
    hơn với các đứa trẻ khác trong tương lai đầy khắc nghiệt. Và cái vòng tuần
    hoàn luẩn quẩn lại cứ thế tiếp diễn đến đời kế tiếp…
    Một cái màn hình điện thoại bị phá hỏng, chỉ mấy trăm ngàn sửa chữa lại
    xài được rồi cớ gì mà phải dằn vặt nhau!
    Nhưng sẽ mất bao nhiêu tiền và bao nhiêu năm để sửa chữa một mối
    quan hệ đã bị rạn nứt và vết đau ám ảnh trong lòng nhau!
    Nguồn: Sưu tầm

PHÁP TU CỦA NGƯỜI CƯ SĨ

Quảng Tánh

  1. – Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilava􀄴hu, ở khu
    vườn Nigrodha. Rồi Thích tử Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh
    lễ rồi ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:
  • Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người nam cư sĩ?
  • Này Mahànàma, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho
    đến như vậy, này Mahànàma, là người nam cư sĩ.
  1. – Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ giữ giới?
  • Này Mahànàma, khi nào người nam cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của
    không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu
    men, rượu nấu, cho đến như vậy, là người nam cư sĩ giữ giới.
  1. – Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ thực hành, vì
    tự lợi chứ không vì lợi tha?
  • Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ thành tựu lòng tin cho mình, không
    có khích lệ người khác thành tựu lòng tin; thành tựu giữ giới cho mình,
    không có khích lệ người khác thành tựu giữ giới, thành tựu bố thí cho mình,
    không khích lệ người khác thành tựu bố thí; muốn tự mình đi đến yết kiến
    các Tỷ-kheo, không có khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ kheo; chỉ
    tự mình muốn nghe diệu pháp, không khích lệ người khác nghe diệu pháp;
    tự mình thọ trì những pháp đã được nghe, không khích lệ người khác thọ trì
    những pháp đã được nghe; tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ
    trì, không khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau
    khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp,
    không khích lệ người khác thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp. Cho đến
    như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thực hành vì tự lợi, không phải vì lợi
    tha.
  1. – Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là nam cư sĩ thực hành vừa tự lợi,
    vừa lợi tha?
  • Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khích
    lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người
    khác giữ giới; khi nào tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí; khi nào
    tự mình muốn đi đến yết kiến các Tỷ-kheo và khích lệ người khác đi đến yết
    kiến các Tỷ-kheo; khi nào tự mình muốn nghe diệu pháp và khích lệ người
    khác nghe diệu pháp; khi nào tự mình thọ trì những pháp đã được nghe và
    khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; khi nào tự mình suy
    nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì và khích lệ người khác suy nghĩ đến ý
    nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện
    pháp đúng Chánh pháp, khích lệ người khác sau khi biết nghĩa biết pháp,
    thực hiện pháp đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam
    cư sĩ thực hành vì tự lợi và lợi tha.
    (Kinh Tăng Chi Bộ III, chương 8, phẩm Gia chủ)
    SUY NGHIỆM:
    Thông thường, người Phật tử sau khi quy y Tam bảo, thọ trì năm giới cấm
    được chư Tăng khuyến khích tu học, tụng niệm, làm việc thiện và tham gia
    các Phật sự nói chung. Những pháp tu ấy được xem như phận sự căn bản
    của người Phật tử. Tuy vậy, đi sâu vào chi tiết, cụ thể về phận sự của người
    cư sĩ, Đức Thế Tôn đã khái quát thành bốn pháp tu: 1-Quy y Tam bảo, 2-Thọ
    trì năm giới, 3-Tự lợi, 4-Lợi tha.
    Khi một người đối trước Tam bảo, tự mình ba lần nói lời phát nguyện trọn
    đời quy y Phật – quy y Pháp – quy y Tăng, sẽ chính thức trở thành Phật tử.
    Điều cần lưu ý ở đây là tự mình phát nguyện quy y trực tiếp với Tam bảo
    (không vắng mặt), không bị ai ép buộc, phải đủ nhận thức để tự giác phát
    nguyện (không quá nhỏ dại) thì pháp quy y mới thành tựu.
    Sau khi quy y, dù không bắt buộc thọ hết cùng lúc cả năm giới cấm,
    nhưng Thế Tôn luôn khuyến khích các cư sĩ phát tâm thọ trì đầy đủ. Bởi năm
    giới là chuẩn mực đạo đức căn bản mà người cư sĩ phải thành tựu, trước để
    xây dựng hạnh phúc và an lạc trong đời sống thế tục hiện tại, sau làm nền
    tảng để thăng hoa tâm linh và thành tựu các quả vị.
    Để tiến xa hơn, người cư sĩ phát tâm tu tập về lòng tin, giữ giới, bố thí,
    yết kiến các Tỷ-kheo, nghe pháp, thọ trì những pháp đã nghe, suy nghĩ đến
    nghĩa lý các pháp đã thọ trì, và quan trọng nhất là thực hành các pháp đã
    nghe hiểu ấy trong đời sống hàng ngày. Đây gọi là tự lợi.
    Tuy vậy, tự lợi và lợi tha phải song hành mới viên mãn hạnh nguyện của
    người cư sĩ. Do đó, vừa tu tập vừa khích lệ những người khác tu tập như
    mình (hoằng pháp) là pháp tu quan trọng mà hàng cư sĩ luôn phấn đấu để
    thành tựu.
    Trong bối cảnh các thế lực ngoại đạo đang nỗ lực cải đạo, các tà sư tà giáo
    (điển hình như Thanh Hải, Duy Tuệ…) núp bóng Phật giáo để phá hoại
    Chánh pháp ngày càng gia tăng, thiết nghĩ người cư sĩ Phật tử chân chính
    cần phát huy tu tập theo lời Thế Tôn đã dạy để tự hoàn thiện mình và góp
    phần xiển dương Chánh pháp.

LỠ NÊM MUỐI BỊ MẶN HÃY THÊM VÀO CHÚT NƯỚC

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàva􀄴hi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập,
tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, nhỏ nhen. Người như vậy,
làm nghiệp ác nhỏ mọn và nghiệp ác ấy đưa họ vào địa ngục.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm
được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, rộng lượng. Người như
vậy, có làm việc ác nhỏ mọn tương tợ, nghiệp ác ấy đưa họ đến cảm thọ
ngay trong hiện tại cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau),
nói gì là nhiều.
Này các Tỷ-kheo, ví như có người bỏ nắm muối vào trong một chén
nước nhỏ, nước trong chén ấy vì nắm muối trở thành mặn và không uống
được. Nhưng có người bỏ nắm muối vào nước sông Hằng, khối nước ấy
rất lớn không vì nắm muối này mà trở thành mặn và không uống được.
(Tăng Chi Bộ I, Chương 3, phẩm Hạt muối, tr.451)
LỜI BÀN:
Ai cũng từng nấu canh, nếu lỡ tay bỏ muối hơi nhiều thì giải pháp để cứu
nguy là thêm vào nồi canh ít nước. Nước sẽ giảm bớt mặn để nồi canh ngon
lành. Từ việc nhỏ hàng ngày này, nếu chiêm nghiệm về nhân quả của bản
thân sẽ ngộ ra bài học lớn. Đó là bài học không sợ mặn, chỉ cần thêm tí nước.
Muối mặn ở đây là những ác nghiệp đã làm trong quá khứ. Thêm tí nước là
nỗ lực làm thiện không mệt mỏi ngay bây giờ. Nếu làm thiện nhiều, năng
lực của thiện nghiệp sẽ chi phối và tác động lên quả ác, khiến cho chúng bị
lệch hướng, được giảm thiểu, có thể thành không.
Khi chưa dự phần vào Thánh vị thì không ai tránh khỏi lỗi lầm. Tuy nhiên,
những lỗi lầm tác động đến tự thân của họ hoàn toàn khác nhau. Điều ấy
phụ thuộc vào mức độ vi phạm và công đức tu tập của mỗi người. Nếu người
nào tu tập như pháp, công đức sâu dày thì công đức ấy sẽ hoá giải một phần
nào những lỗi lầm lớn và có thể triệt tiêu những lỗi lầm nhỏ. Ngược lại, nếu
người nào không tu tập như pháp, không tích luỹ được nhiều công đức thì
sẽ gánh chịu hoàn toàn những hậu quả do lỗi lầm mình gây ra, dù đó là lỗi
nhỏ.
Giống như người giàu mất một số tiền nhỏ thì không ảnh hưởng gì đến
kinh tế của gia đình nhưng người nghèo đánh mất số tiền ấy thì có nguy cơ
nợ nần, đói khát. Hoặc như nắm muối bỏ xuống sông Hằng, nước sông
không vì nắm muối mà trở thành mặn và không uống được nhưng cũng
nắm muối ấy mà bỏ vào một chén nước nhỏ thì nước trong chén sẽ mặn chát
và không thể uống.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa những người có nhiều công đức
muốn làm gì thì tuỳ ý. Vì công đức được tạo ra vô cùng khó khăn, phải tích
lũy lâu dài và vun đắp liên tục nhưng nếu sơ suất phạm vào lỗi lầm, đặc biệt
những lỗi lầm lớn thì có thể tiêu tan công đức, trở thành trắng tay. Do vậy,
phải nỗ lực tu tập, tạo phước, trưởng dưỡng công đức, tránh khinh suất để
bảo tồn thành quả tu tập. Và nếu không may tạo ra lầm lỗi nhỏ thì không vì
thế mà dẫn đến đọa lạc hay chịu hậu quả nghiêm trọng vì công năng tu tập
sẽ hóa giải làm thiểu giảm đến thấp nhất những ảnh hưởng và tác động xấu
đến tự thân.
QUẢNG TÁNH

HẠNH PHÚC KHÔNG BAO GIỜ CẠN KHI BẠN BIẾT CHIA SẺ

1- Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể
làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm.
2- Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta.
Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ.
3- Chính con phải phấn đấu. Các chư Phật chỉ vạch ra con đường.
4- Nguồn gốc mọi đau khổ của con người chính là luyến ái.
5- Thế gian đau buồn bởi cái chết và sự tan rã. Nhưng người có trí tuệ
không đau buồn vì họ nhận ra bản chất của cuộc đời.
6- Bí quyết để có sức khỏe cho cả tinh thần lẫn thể xác không phải là hờn
trách quá khứ hay lo sợ về tương lai, mà là sống trong giây phút hiện tại một
cách khôn ngoan và nghiêm túc.
7- Những ai phá hủy được cội nguồn của sự ghen tị sẽ luôn bình yên trong
tâm hồn.
8- Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm nó bên ngoài.
9- Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc
đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi
khi con biết sẻ chia.
10- Những ai tinh tấn tu trì, đúng lời chánh pháp, khéo tri, khéo hành
vượt qua dục vọng, tử sanh. Thuyền xuôi giác ngạn, mây lành đón đưa!
Đời người có nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, nếu nghĩ thông sẽ cảm
nhận điều này. Những lúc cơ hàn đói khổ, có một bữa no đã là hạnh phúc.
Lúc làm việc vất vả, được nghỉ ngơi đã là hạnh phúc. Lúc cô đơn một mình,
có bạn cũng đã là hạnh phúc. Phúc, lộc xuất phát từ cái tâm, sống với lòng
luôn chính trực thẳng ngay ắt sẽ có phúc lớn!
Khi bước vào cuộc đời, tất cả mọi người đều mang theo một số thói quen
từ quá khứ hay những kiếp sống trước. Những gì xảy ra cho chúng ta trong
đời sống hiện tại đều là quả của các nhân đã gieo trồng từ trước.

  • Bất cứ một hành động, lời nói hay tư tưởng nào của chúng ta cũng đều
    là nhân và có khi nó trổ quả ngay lúc này, có khi nó tiềm ẩn và trổ quả vào
    lúc khác.
    Điều quan trọng là chúng ta có thể khẳng định rằng mỗi người chúng ta
    ở kiếp sống này rất có thể là hiện thân của một ai đó trong chuỗi kiếp sống
    vô tận. Dù là một người bình thường hay một nhân vật lừng danh, chúng ta
    từ khi sinh ra cho đến hiện tại đều mang theo mình đủ mầm thiện, ác đan
    xen. Và chính bản thân chúng ta sẽ là người quyết định hạt mầm nào được
    đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái.
    Chính suy nghĩ và hành động của chúng ta – chứ không phải của bất kỳ
    ai khác – tạo nên số phận của mình”.
    Nguyện cho Chánh Pháp được lan truyền khắp chốn
    Nguyện muôn loài được giải thoát, an vui.
    Tỉnh Thức
    Namo Buddhaya