BÀI KINH THƯƠNG YÊU – CON ĐƯỜNG TOÀN VẸN

Trong vài năm gần đây, tôi đã chọn sử dụng Kinh Thương Yêu, Me􀄴a
Su􀄴a, lời Phật dạy về sự tử tế, lòng thương yêu không phân biệt, làm căn bản
thực tập. Tôi ưa thích bài Kinh Thương Yêu này vì tôi nghĩ rằng nó biểu hiện
trọn vẹn cho con đường mà Đức Phật đã dạy.
Bài kinh mở đầu bằng một câu đầy hy vọng và nhiều cảm hứng như
sau,“Đây là những điều nên được thực hành bởi những ai có hạnh tốt lành
và thấy rõ con đường đi đến an lạc.” Và tiếp theo, Phật chỉ dẫn cho ta về cách
sống tử tế, an tĩnh tâm ý và phát huy tuệ giác.
Một điều tôi rất thích là bài kinh này trình bày hết sức rõ ràng. Biết nuôi
dưỡng một tấm lòng tốt lành đến với mọi loài, “không bỏ sót một ai.” Điều
này có thể thực hiện được qua sự “hạnh phúc và an toàn”, là một kết quả tất
nhiên của một lối sống thiện lành, giúp ta thoát ra những “kiến chấp”, mang
lại một sự an vui vững bền.
Cũng chính là Bát Chánh đạo
Khi bàn đến bài Kinh Thương Yêu, tôi thường nói với các học trò của mình
rằng, “Đây chính là con đường giải thoát! Đây cũng chính là Bát chánh đạo!”
Trong bài Kinh Thương Yêu, Phật dạy rằng, “Những người ấy sẽ không
làm bất cứ một điều gì mà các bậc thức giả có thể chê cười.” Tôi rất thích câu
đó. Nó cung cấp cho ta một điều cơ bản để phát huy một lối sống tốt lành,
một con đường chuyển hoá.
Tôi hiểu rằng điều này có nghĩa là một lối sống tốt lành đòi hỏi ta phải có
chánh niệm, có mặt trọn vẹn, chánh định, sự an tĩnh, và chánh tinh tấn, một
cố gắng đúng mức. Tôi bao giờ cũng tin rằng, bất cứ một chi phần nào của
Bát Chánh Đạo cũng phản ảnh hết trọn vẹn tất cả những chi phần kia. Và
khi ta thực hành một chi phần là ta cũng đang thực hành hết tất cả.
Chánh nghiệp, hành động đúng tốt, chánh ngữ, lời nói chân chánh, và
chánh mạng, lối sống tốt lành, là ba chi phần trong Bát Chánh Đạo. Chúng
được biểu hiện qua Năm giới của người cư sĩ, mà tôi vẫn thường khuyên học
trò mình nên tìm học, như là một phần của thiền tập.
Chánh niệm và Từ bi là một.
Tinh yếu của Kinh Thương Yêu, Me􀄴a Su􀄴a, là tâm ý thiện lành đối với
mọi loài, không phân biệt. Thường khi tôi giới thiệu bài kinh này trong lớp
cho những thiền sinh mới, sẽ có người đặt câu hỏi, với một giọng ngạc nhiên
và quan tâm, “Chắc bà không đề nghị là tôi phải nên tha thứ cho anh A, chị
B (người mà họ cho là kẻ xấu ác)?
Ít ai có thể tưởng tượng được rằng với một người mà mình biết rõ là xấu
xa và nguy hiểm, nhưng ta vẫn đáp lại bằng một thái độ trong sáng và cương
quyết, mà không hề nảy sinh ác ý trong tâm. Ba tôi thường nói, “Ba cần phải
ghi nhớ nỗi giận của mình, để nó nuôi dưỡng việc chống bất công xã hội của
Ba.” Và tôi trả lời rằng, “Không đâu Ba. Ta chỉ cần ghi nhận nó để thúc đẩy
mình hành động, và rồi ta phải biết hành động với một tâm trong sáng.”
Tôi thấy rõ rằng, sự thực tập thương yêu, me􀄴a, sống trong hiện tại với
một tâm không sân hận, cũng là một phương cách thực tập chánh niệm. Thật
ra đó cũng là lãnh vực thứ ba của Tứ Niệm Xứ, thuộc về lãnh vực niệm tâm.
Khi ta thực hành bốn lãnh vực quán niệm, thân, thọ, tâm và pháp, với thái
độ là“vị ấy an trú một cách tự do, không bị bất cứ một thứ gì trong cuộc đời
làm vướng bận”, ta cũng thấy rõ rằng từ bi và chánh niệm chỉ là một, và
không thể nào tách rời ra được.
Con đường cho tất cả mọi người
“Đây là những điều nên được thực hành bởi những ai muốn có hạnh tốt
lành và thấy rõ con đường đạt tới an lạc.” Khả năng thương yêu vô điều kiện
của ta có một liên hệ mật thiết với sự buông bỏ những kiến chấp, những
thành kiến có sẳn và cố định, vì chúng là nguyên nhân phát sinh phiền não
trong tâm.
Tôi tin câu “Bất cứ lúc nào, khi đi, khi đứng, khi ngồi, hay khi nằm.” có
nghĩa là ta phải thực hành me􀄴a ở mọi lúc và mọi nơi. Ta phải biểu hiện nó
ra ngay nơi mọi kinh nghiệm trong cuộc sống của mình, trong mối tương
quan với người chung quanh, cũng như trong sự thiền tập cá nhân.
Khi có ai hỏi tôi, “Sự tu tập này đã thay đổi bạn như thế nào?” Tôi trả lời,
“Tôi tử tế hơn và hạnh phúc hơn. Và tôi tin chắc rằng đây là một con đường
an vui cho tất cả mọi người.”
— Sylvia Boorstein
Minh Tánh – Nguyễn Duy Nhiên dịch

BUÔNG “CÁI TÔI” XUỐNG MÀ HỌC HỎI MỌI ĐIỀU!

Nếu biết mình kém cỏi hoặc chưa giỏi thì đừng nên động một cái là tự ái,
cái gì cũng Tôi Biết Rồi…, bạn ơi sự hiểu biết của chúng ta chưa là… cái đinh
gì cả, quan trọng là phải hành động và ra được kết quả.
Ở đời thất bại thảm hại đa phần vì cái tôi:

  • Vì cái tôi mà không ai chịu nhận lỗi và chỉ dành phần thắng về mình
  • Vì cái tôi mà bạn không biết điều mà bạn lẽ ra có thể biết chỉ sau 1 câu
    hỏi.
  • Vì cái tôi mà bạn luôn thích những kẻ nịnh bợ đến khi bạn khó khăn
    chẳng người nào thèm ngó tới bạn
  • Vì cái tôi mà bạn luôn cho rằng mình giỏi và không chịu học hỏi những
    người xung quanh bạn
  • Vì cái tôi bạn chứng tỏ bản thân mình ngầu như thế nào
  • Vì cái tôi mà chỉ vì 1 câu nói bạn sẵn sàng chấm dứt 1 mối quan hệ sau
    bao năm nỗ lực vun đắp
  • Vì cái tôi mà bạn bảo thủ không chịu lắng nghe người khác để rồi chẳng
    có ai ở bên bạn.
  • Vì cái tôi mà sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ – cũng chỉ vì Tôi Biết Rồi
    Bạn có biết vì sao biển Nhiều Nước Nhất không? bởi vì nó Thấp Nhất.
    Những người luôn tôn trọng người khác, khiêm nhường để lắng nghe học
    hỏi, luôn khát kiến thức như sa mạc khát nước, luôn tôn sư trọng đạo, luôn
    trải thảm đỏ & trọng dụng người tài, luôn tin tưởng khuyến khích và động
    viên đào tạo nhân viên giỏi hơn cả mình.
    Luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp từ khách hàng đối tác và nhân viên
    để điều chỉnh thì họ luôn là những con người tạo nên nhiều điều vĩ đại &
    làm nên lịch sử hàng triệu người ngưỡng mộ.
    Tôi không sợ dốt trước 1 người mà chỉ sợ dốt trước toàn thiên hạ (bạn sợ
    dốt trước một người bạn không hỏi thì cả thế giới biết bạn dốt, nhưng nếu
    bạn hỏi thì bạn biết nhưng chỉ duy nhất người đó biết bạn dốt).
    Để thành công Thái Độ khiêm cung học hỏi của bạn luôn là số 1!
    Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát chí lý: ” Tôi thu tôi bé lại làm mưa tan
    giữa trời ” – Xem mình bé nhỏ mà học hỏi để rồi sau đó.. một hạt mưa đã hóa
    thành một cơn mưa…
    Tỉnh Thức
    Namo Buddhaya
    CHUYỆN CHÚNG TA
    Câu nói kỳ diệu nhất trên đời là: mọi thứ rồi sẽ qua.
    Sẽ có những lúc bạn cảm thấy cuộc sống thật tồi tệ, bị choáng ngợp và
    không biết làm thế nào để thoát ra. Hay khi đứng giữa một mối quan hệ sắp
    bị tan vỡ, dễ dàng dẫn đến chia ly.
    Có thể là bạn đang trải qua giai đoạn thất nghiệp, không biết sẽ làm gì
    tiếp theo. Hoặc khi đối diện với một món nợ khổng lồ mà chẳng biết bao giờ
    mới trả hết được nợ…
    Suy cho cùng tất thảy những thứ đang xảy ra với bạn, dù thành công hay
    thất bại, dù là vui hay buồn , rồi một ngày nào đó mọi thứ sẽ hóa dĩ vãng.
    Nhẹ nhàng với đời, đối mặt trước bão giông một cách bình tĩnh, qua đó
    sẽ duy trì được sự bình yên trong nội tâm.
    Một người đã từng nói:
    “Cảnh đẹp nhất trong cuộc đời chính là sự tĩnh lặng và bình lặng trong
    nội tâm”.
    Nếu cuộc đời lừa dối bạn, đừng buồn, đừng nóng vội, bạn cần bình tĩnh
    để đối diện với nó, hãy tin vào những điều đang diễn ra trước mắt mình,
    một ngày nào đó hạnh phúc sẽ đến tìm bạn.
  • Sưu tầm –